Vesak 2019 ra tuyên bố chung_kết quả hạng 2 tây ban nha
时间:2025-01-22 07:57:37 出处:La liga阅读(143)
Sáng 14/05,ênbốkết quả hạng 2 tây ban nha đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (LHQ) lần thứ ba tổ chức tại Việt Nam do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai, chính thức bế mạc tại Trung tâm hội nghị quốc tế chùa Tam Chúc, Hà Nam.
Trong lễ bế mạc, BTC đưa Tuyên bố chung Hà Nam 2019, thể hiện sự thống nhất quan điểm, lập trường và ý chí của Phật giáo thế giới qua các đại biểu tham dự Đại lễ Vesak LHQ lần này trước các vấn đề mang tính toàn cầu.
Thượng toạ. TS. Thích Đức Thiện -Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN đọc Tuyên bố Hà Nam 2019. |
Điều 1: Các cam kết chung
1.1. Đảm nhận vai trò ngày càng tích cực, ở địa phương và trên toàn cầu; chia sẻ trách nhiệm mạnh mẽ hơn nữa với xã hội nhằm ủng hộ, xây dựng, duy trì và phát triển các xã hội bền vững trong bối cảnh khủng hoảng xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa ngày càng sâu sắc và phức tạp.
1.2. Tiếp sức sống với khái niệm “Phật giáo nhập thế” bằng cách hướng tới các hoạt động mang tính toàn cầu và tham gia tích cực hơn vào các tổ chức quốc tế.
1.3. Phê chuẩn cách tiếp cận của Phật giáo như mô hình toàn mãn nhằm đạt được lý tưởng hòa bình và hiểu rõ các giá trị phổ quát của nhân loại.
1.4. Thể hiện sự đồng tâm với các triết lý Phật giáo nhằm khám phá các đặc điểm và bối cảnh thay đổi trong việc theo đuổi giáo pháp của Đức Phật như sự hướng dẫn tinh thần cho nền quản trị toàn cầu.
1.5. Nhận diện khuôn khổ của hành động quốc tế dựa trên Phật giáo là giải pháp khả thi cho sự thịnh vượng, phát triển và tiến bộ của nhân loại trong tinh thần duyên sinh.
1.6. Thừa nhận sự vĩ đại của Phật giáo trong thời hiện đại.
Điều 2: Hồi đáp của Phật giáo về trách nhiệm cùng chia sẻ
Để thúc đẩy khái niệm về trách nhiệm cùng chia sẻ, chúng ta quyết tâm:
2.1. Xây dựng nền tảng chủ động và hỗ trợ cho các tương tác bằng cách xác định vai trò quan trọng của các cộng đồng Phật giáo trên thế giới.
2.2. Hỗ trợ chuyên môn của mỗi người trên cơ sở các nguyên tắc Phật giáo vì lợi ích cùng nhau và vì nhau.
2.3. Mở rộng ý tưởng của tâm từ bi, hành động thiện lành và hỗ trợ để giúp đỡ những người ngoài cộng đồng Phật giáo mà không có bất kỳ sự phân biệt nào trên cơ sở chủng tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và giới tính.
2.4. Nhấn mạnh đóng góp quan trọng của các cá nhân trong các tập thể cùng chia sẻ, bằng cách đề cao ý tưởng "nếu cá nhân chúng ta không làm ai sẽ làm đây?".
2.5. Hợp tác với các cơ quan quốc tế ở các cấp độ trách nhiệm khác nhau nhằm đạt mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là chuyển hóa đau khổ.
2.6. Truyền bá năm điều đạo đức Phật giáo và thúc đẩy sự tham gia tích cực của các cộng đồng địa phương nhằm biến chúng thành các mục tiêu cụ thể như nền tảng của trách nhiệm cùng chia sẻ đối với điều kiện sống tốt hơn trên toàn thế giới.
Điều 3: Cách tiếp cận Phật giáo về xã hội bền vững
Để tham dự cùng tạo nên các xã hội bền vững, chúng ta nêu quyết tâm:
3.1. Tận dụng bốn Chân lý thánh và Chính đạo gồm 8 yếu tố làm cách tiếp cận nền tảng đối với các xã hội bền vững.
3.2. Tạo nên sự tương thuộc giữa các cộng đồng bằng cách nhận ra những lời dạy của Đức Phật có khả năng thúc đẩy sự phát triển tiềm năng của con người trong sự bền vững.
3.3. Tạo sức sống về sự hội nhập của ba trụ cột Phật giáo về phát triển gồm có bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và công bằng xã hội.
Điều 4: Lãnh đạo có chính niệm vì hòa bình bền vững
4.1. Nhấn mạnh cách tiếp cận đối thoại và phi bạo lực trong việc xây dựng hòa bình, đi ngược lại mô hình cũ “kẻ mạnh hiếp kẻ yếu”.
4.2. Khuyến khích các khái niệm từ bi và trí tuệ, làm nền tảng nhằm tránh khỏi và giải quyết các tranh chấp hoặc xung đột.
4.3. Xác quyết tầm quan trọng cơ bản của lãnh đạo có chính niệm liên quan đến sự hướng dẫn về đạo đức cá nhân và xã hội nhằm đóng góp vào việc xây dựng hòa bình: Giải quyết các tranh chấp, xung đột, tôn trọng cuộc sống, chấm dứt bạo động cùng các cuộc chạy đua vũ trang, khắc phục bất bình đẳng và đặc biệt thực hành tâm nhân từ và không bạo lực thông qua đối thoại và hợp tác.
Điều 5: Cách tiếp cận Phật giáo về gia đình hài hòa, y tế và xã hội bền vững
5.1. Thừa nhận những biến đổi về cấu trúc gia đình và các hệ thống xã hội, đồng thời, thúc đẩy các nguyên lý Phật giáo về truyền thông hòa hợp nhằm xây dựng gia đình hài hòa và xã hội bền vững.
5.2. Đánh giá ảnh hưởng của cuộc sống lành mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần và tạo thuận lợi cho chương trình sống lành mạnh theo Phật giáo bằng cách áp dụng các ứng dụng thiền định và chọn lọc các chế độ thực dưỡng có lợi cho sức khỏe.
5.3. Giảng dạy năm điều đạo đức Phật giáo như một phần của chương trình học chính quy tại các trường, từ cấp mẫu giáo đến phổ thông trung học, nhằm đề cao khái niệm về lối sống tích cực, khỏe mạnh, hạnh phúc, có đạo đức và gia đình hòa thuận.
5.4. Thúc đẩy tinh thần của năm điều đạo đức trong hệ thống tư pháp, làm cơ sở cho việc giáo dục nhân phẩm và tái hòa nhập cộng đồng của các cá nhân bị giam giữ vì đã vi phạm pháp luật.
Điều 6: Cách tiếp cận Phật giáo đối với giáo dục toàn cầu về đạo đức
6.1. Tái khẳng định rằng mục đích cuối cùng của giáo dục Phật giáo về đạo đức là để giải phóng con người khỏi tự ngã và khổ đau.
6.2. Tuyên truyền các khái niệm vô thường và vô ngã của Phật giáo trong nền giáo dục toàn cầu nhằm kiểm soát và chuyển hoá sự tham lam, giận dữ và vô minh vì một thế giới tốt đẹp hơn.
6.3. Kết hợp các nguyên lý Phật giáo với tâm lý học và triết học về giáo dục như cách khảo sát các vấn đề của đạo đức và đạo đức trong chính nó.
6.4. Phối kết các nguyên tắc đạo đức Phật giáo vào hệ thống giáo dục quốc gia trong từng cấp học, từ thấp đến cao.
6.5. Cổ súy sự hội nhập của trí tuệ và từ bi trong việc chăm sóc môi trường, phát triển sức mạnh tổng hợp giữa các cá nhân, trường học và cộng đồng.
Điều 7: Phật giáo và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
7.1. Khuyến khích các nhà hoằng pháp tận dụng các tiện ích của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để hiện đại hóa khoa học nghiên cứu tâm của Phật giáo nhằm trị liệu và chuyển hóa con người bằng cách sử dụng ngành nghiên cứu người máy, thông minh nhân tạo, bộ cảm biến và viễn kiến.
7.2. Hội nhập các thực hành Phật giáo với kỹ thuật hiện đại như vi tính dựa vào chính niệm và các ứng dụng điện thoại cho thiền định.
7.3. Ủng hộ cho việc nghiên cứu tiếp tục trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo như một phương tiện hỗ trợ cuộc sống của con người, tạo cơ hội cho con người có nhiều thời gian rảnh rỗi để thực hiện các nhiệm vụ cao cả và có ý nghĩa hơn, tuy đó không phải là thực thể thay thế con người.
7.4. Áp dụng triết lý Phật giáo vào việc đẩy mạnh sự hiểu biết về thế giới vận hành bằng các thuật toán.
7.5. Tăng cường sự lan tỏa giá trị của Phật giáo từ bỏ các tâm lý tiêu cực tham, sân, si để góp phần hạn chế các nguy cơ mất an toàn về thông tin một trong những thách thức đáng lo ngại nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do những thay đổi về cách thức giao tiếp trên mạng điện tử toàn cầu.
Điều 8: Cách tiếp cận Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững
8.1. Truyền bá câu chuyện cuộc đời Đức Phật với tư cách là người dành phần lớn cuộc đời mình sống hài hòa với thiên nhiên như nhu cầu không thể thiếu, hơn là sự gắn kết với thiên nhiên để tận dụng vì lòng tham, từ đó, đề cao việc bảo vệ thiên nhiên và hạn chế việc khai thác một cách vô ý thức các nguồn tài nguyên.
8.2. Vận dụng tinh thần Phật giáo, nhấn mạnh đạo lý duyên khởi - vạn vật nương tựa lẫn nhau sinh tồn để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và sự hòa hợp giữa con người với thế giới tự nhiên.
8.3. Khuyến khích việc chuyển đổi năng lượng, thay thế những năng lượng phát thải lớn gây ô nhiễm hoặc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên bằng những năng lượng sạch và an toàn.
8.4. Hợp tác với các nhà doanh nghiệp để phát triển nguồn thực phẩm thay thế an toàn không lệ thuộc vào chất đạm động vật.
Điều 9: Áp dụng chính sách và kết luận
9.1. Chúng tôi yêu cầu rằng những phát hiện được trình bày trên đây sẽ được kết hợp vào chương trình các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
9.2. Chúng tôi tuyên bố đây là thời điểm cộng đồng thế giới cần bắt đầu sự phản ánh trung thực về các giải pháp Phật giáo và sử dụng các giải pháp này trong thế giới thay đổi nhanh chóng ngày nay.
9.3. Chúng tôi tuyên bố đạo đức Phật giáo có giá trị văn hóa nhằm đóng góp vào sự phát triển của xã hội từ bi hơn và có khả năng góp phần xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội bền vững, công bằng và nhân bản một cách nền tảng.
9.4. Chúng tôi tuyên bố cộng đồng Phật giáo có thể đáp ứng mang tính quyết định cho những thách thức của các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
9.5. Chúng tôi yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới cần có sự cộng tác thiết thực hơn nữa với các lãnh tụ Phật giáo nhằm phát triển các hệ thống có khả năng khuyến khích việc đạt được các tiềm năng từ bi cũng như xã hội - kinh tế, và do đó, tạo ra thế giới tất cả chúng ta đều muốn sống.
9.6. Chúng tôi đề nghị chính phủ các nước, các tổ chức dân sự, các doanh nghiệp, gia đình và cá nhân, không phân biệt tôn giáo hay truyền thống, hãy thực hiện lối sống luân lý và đạo đức trong tinh thần duyên sinh và hướng đến sự hòa giải, ổn định và phát triển bền vững.
9.7. Chúng tôi tuyên bố sự thực hành Phật giáo ở tất cả các cấp độ, các cá nhân và cộng đồng, là dấn thân xã hội, trong đó, tuệ giác từ Phật pháp và thực tập thiền định phải mang ý nghĩa cụ thể nhằm giải quyết các tình huống đau khổ và bất công trong chính trị, môi trường, kinh tế và xã hội.
9.8. Chúng tôi khuyến khích việc mở rộng các tổ chức phi chính phủ Phật giáo, nhằm tích cực tham gia vào công tác cứu trợ thiên tai, tương trợ an sinh xã hội và đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững.
Ngày Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là một lễ hội quốc tế mang tính nhân văn và văn hóa của Ủy ban tổ chức quốc tế Liên Hiệp Quốc. Quá trình thành lập của lễ kỷ niệm này bắt đầu vào năm 2000. Ngày 15/12/1999, tại hội nghị lần thứ 54 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sau khi thảo luận về chương trình nghị sự mục 174 của chương trình, Đại hội đã chính thức công nhận và thừa nhận lễ kỷ niệm ngày Vesak (lễ tam hợp: ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập Niết bàn của Đức Phật, thời gian tương đương là ngày Trăng tròn của tháng Năm Âm lịch). Ngày này được gọi là Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc nhằm chào mừng lễ hội văn hóa Phật giáo lớn nhất hàng năm. Lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc (thành phố New York, Mỹ) và các Văn phòng khu vực toàn thế giới từ năm 2000 trở đi. Năm 2000, lần đầu tiên ngày Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, với đại diện từ nhiều truyền thống Phật giáo tại 34 quốc gia. Cho tới thời điểm này, Việt Nam đã đăng cai tổ chức 3 lần và đã có 3 tuyên bố chung được đưa ra: Tuyên ngôn Việt Nam 2008; Tuyên ngôn Việt Nam 2014; Tuyên bố Hà Nam 2019.
|
Tình Lê
Thông điệp của hoà thượng Thích Phổ Tuệ tới Vesak 2019
Đức trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh Vesak là "sự kiện thiêng liêng gắn với cuộc đời Đức Phật và sự kiện hy hữu của toàn nhân loại".
猜你喜欢
- Sao Việt 14/5: Kỳ Duyên gợi cảm tuổi U60, 'O sen' đẹp mặn mà giữa thiên nhiên
- Inter Miami sắp xếp để Messi có trận đấu chia tay với Barca
- Thầy giáo 20 năm miệt mài xin tài trợ xây 40 điểm trường vùng cao
- Sofyan Amrabat suýt cập bến Liverpool trước khi đến MU
- 4 hoạ sĩ chung tay mở triển lãm Niệm
- HLV Nguyễn Tuấn Kiệt tiết lộ chiêu đánh bại Hàn Quốc ở Asiad
- Lịch thi đấu Cúp C1 hôm nay 17/5: Man City tái đấu Real Madrid
- Nguyễn Thị Oanh kém HCV Asiad 19 tới gần 40 giây
- Loạt khách sạn, nhà hàng Đà Nẵng cho du khách dùng WC 'thoải mái như ở nhà'