Cách đơn giản để biết rau 'ngậm' hóa chất hay không_số liệu thống kê về psv gặp sc heerenveen

Bằng phương pháp lựa chọn cảm quan,áchđơngiảnđểbiếtraungậmhóachấthaykhôsố liệu thống kê về psv gặp sc heerenveen người tiêu dùng có thể chọn được một mớ rau ít nhất là an toàn về mặt bề ngoài từ màu sắc đến mùi vị.

Trước thực tế “rau bẩn” rau phun chất kích thích và rau nhiễm hóa chất (tồn dư thuốc bảo vệ thực vật), rất nhiều người tiêu dùng hoang mang và thắc mắc làm sau để mua được một mớ rau an toàn, không “ngậm” hóa chất.

Trước băn khoăn của người dân, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Lâm Quốc Hùng – Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm (Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế) về vấn đề này.

Theo TS Lâm Quốc Hùng, để có được một sản phẩm rau an toàn thì gốc rễ của vấn đề đó chính là việc giám sát từ cơ sở sản xuất rau. “Nếu nhìn bằng mắt thường, không qua test, xét nghiệm thì ngay cả chuyên gia cũng không thể khẳng định được mớ rau đó có tồn dư hóa chất hay không? Vì thế rất khó để đưa ra một cách lựa chọn rau an toàn bằng mắt thường”, TS Hùng cho hay.

Tuy nhiên, để có được mớ rau “tạm an toàn” đến tay người tiêu dùng thì vai trò của người kinh doanh là vô cùng quan trọng. “Đối với người kinh doanh, trước hết phải nâng cao trách nhiệm khi kinh doanh, điều đó được thể hiện qua việc không chỉ tìm hiểu rõ nguồn gốc của cơ sở sản xuất rau, mà còn bằng cảm quan của mình, đánh giá tình trạng của rau khi đưa vào sạp kinh doanh.

{keywords}

Chọn rau bằng cảm quan sẽ giúp có được bó rau ngon và "tạm an toàn".

Chủ cơ sở kinh doanh có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: màu sắc, mùi vị và độ nhớt của rau. Tôi tin rằng, với kinh nghiệm bản thân những người kinh doanh nếu lựa chọn kỹ càng thì sẽ có được mớ rau đảm bảo.

Tôi lấy ví dụ như rau ngót, nếu rau xanh mơn mởn, màu sắc khi nhìn vào không có sự tác động của môi trường mà phát triển quá nhanh, mùi vị của rau không còn thơm, nồng và không có độ nhớt dính tay thì chứng tỏ rau có vấn đề”, TS Hùng cho hay.

Ngoài những người kinh doanh, để chọn được rau an toàn và đảm bảo thì chính người tiêu dùng cũng phải hết sức lưu ý. “Đối với người tiêu dùng, ngoài việc mua rau ở nơi đủ tiêu chuẩn kinh doanh thì cũng phải dùng cảm quan để lựa chọn rau. Khi mua rau về nhà, cần phải đảm bảo quy trình vệ sinh sơ chế như: ngâm, rửa nước dưới vòi, để ráo nước …Tôi nghĩ rằng, với việc làm đó thì việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cũng như các tạp chất trên rau sẽ được giảm đến mức tối đa”, TS Hùng khuyến cáo.

Còn theo bà Đỗ Thanh Minh (Phó giám đốc Trung tâm khuyến nông Hà Nội) để chọn được rau an toàn cần phải dựa vào một số dấu hiệu như, vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Điều này không chỉ đúng với các loại rau muống, ngót, cải mà còn thấy cả ở cải bắp: Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng.

Củ quả an toàn thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá "cũ kỹ".

Những quả cà chua sạch thường không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm. Trong đống cà chua, cũng có những quả xanh hơn quả khác. Do không qua quá trình giấm nên phần cuống cà chua sạch thường vẫn cứng. Các loại rau cải thường vẫn có những cái lỗ do sâu gây ra.

Trước đó, Cục An toàn thực phẩm công bố kết khảo sát về hàm lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở một số loại rau lá xanh như: rau muống, rau ngót, rau mùng tơi...khiến dư luận không khỏi lo lắng, khi tồn dư hóa chất ở các loại rau này đều vượt ngưỡng cho phép.

Trong số 120 mẫu rau được lấy tại 150 quầy kinh doanh tại 6 chợ ở Hà Nội, có đến 13/120 mẫu xét nghiệm định lượng xác định có tồn dư hóa chất Carbofuran vượt giới hạn cho phép (chiếm 10,83%); 12/120 mẫu (10%) có tồn dư hóa chất Cypermethrin. Có 9/120 mẫu rau tồn dư cùng lúc cả hai loại hóa chất trên (chiếm 7,5%).

Ngoài ra, trong số 40 mẫu có tồn dư thuốc BVTV, có 38 mẫu là rau sản xuất tại Hà Nội, 2 mẫu là rau sản xuất tại tỉnh khác. Trong đó, 14/40 là rau muống; 21/40 là rau ngót và 5/40 mẫu rau mồng tơi có tồn dư thuốc BVTV. Kết quả nghiên cứu này được công bố tại Hội thảo khoa học về y tế dự phòng tổ chức tại Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư.


(Theo Khám phá)

Thể thao
上一篇:Măng tươi: Chế biến cách nào cho ngon và không độc hại?
下一篇:Tết Thanh minh trên mạng trong thời đại dịch Covid