Thông tin trên được ông Lê Quang Tự Do,ậungangngửagamechínhthốngtạithịtrườngViệphát lại bóng đá Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (PTTH&TTĐT) - Bộ TT&TT, đưa ra tại hội thảo Đánh giá hoạt động Thông tin Điện tử năm 2020 và định hướng năm 2021 được tổ chức tại Tp.HCM vào sáng 27/11. Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT phát biểu tại hội thảo. Theo ông Do, game lậu ở đây là những game do doanh nghiệp hoặc cá nhân phát hành không xin phép, không qua phê duyệt nội dung kịch bản… Điều này gây sự mất công bằng đối với các doanh nghiệp phát hành game chính thống trong nước, khi họ phải mua bản quyền game, chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước, nhưng game lậu thì không. Để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp trong nước, Cục PTTH&TTĐT đã liên tục yêu cầu Apple, Google, Facebook và Tiktok tiến hành gỡ bỏ các quảng cáo, các game không phép này ra khỏi các kho ứng dụng. Kết quả, 121 game không phép, game cờ bạc, bạo lực… đã được gỡ bỏ khỏi các kho ứng dụng Apple, Google… Bên cạnh đó các đơn vị an ninh như A03, A05 cũng tập trung liên tục xử lý tình trạng game lậu này. Theo số liệu từ Cục PTTH&TTĐT cho biết, tính đến 30/10/2020, đã có 193 doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng, trong đó có 4 doanh nghiệp đã dừng hoạt động và 50 doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép do không hoạt động, không làm các thủ tục cơ quan quản lý yêu cầu và cơ quan quản lý liên hệ cũng không được. Số lượng trò chơi điện tử đã được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản là 878 trò chơi, trong đó có 625 trò chơi đang phát hành, 253 trò chơi đã thông báo dừng phát hành hành. Trong 10 tháng đầu năm 2020 cơ quan quản lý đã cấp 152 quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản, tăng 39 quyết định so với năm 2019. Số lượng doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký G2, G3, G4 là 106 doanh nghiệp với 8.332 trò chơi đã được cấp giấy thông báo phát hành. Một điểm nóng trong vấn đề quản lý game online hiện nay cũng được Cục PTTH&TTĐT đưa ra là tình trạng tên đơn vị phát hành game trên các kho ứng dụng không phải là tên đơn vị được cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ nhiều trường hợp nhiều doanh nghiệp Việt Nam đứng tên trong Quyết định nhưng không thực hiện được đầy đủ quyền và trách nhiệm quản lý, vận hành trò chơi theo quy định của pháp luật Việt Nam do đối tác nắm quyền quản lý. Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn khi khó có thể xác định được game lậu hay game đã được cấp phép để xử lý theo quy định của pháp luật. Về vấn đề này, bên cạnh việc đề nghị các doanh nghiệp trong nước, Cục cũng đã có công văn đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chủ động rà soát, thực hiện việc hiển thị tên đơn vị cung cấp (phát hành) game trên các kho ứng dụng Apple Store, Google Play… là tên doanh nghiệp đã được Bộ TT&TT cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi G1 trên mạng. Đồng thời rà soát thoả thuận uỷ quyền hợp tác phát hành trò chơi điện tử tại Việt Nam giữa doanh nghiệp và đối tác, bảo đảm doanh nghiệp có đầy đủ khả năng quản lý và cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. Trường hợp, đối tác uỷ quyền cho phát hành game không hợp tác, chuyển giao đầy đủ công cụ và quyền quản lý game theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần xem xét tạm dừng hợp tác đến khi vi phạm được khắc phục. Cục PTTH&TTĐT cũng cảnh báo các doanh nghiệp trong nước về việc các công ty Trung Quốc cố tình vi phạm bằng chiêu thức cài cắm đường lưỡi bò trong game khi cập nhật, nâng cấp phiên bản trò chơi đã được doanh nghiệp mua bản quyền và phát hành tại Việt Nam. Cục yêu cầu các doanh nghiệp trong nước chủ động rà soát, kiểm tra nội dung, kịch bản game đã được cấp phép và đang phát hành trên thị trường, nhất là game có nguồn gốc nước ngoài. Cũng tại hội thảo, trao đổi về việc một số doanh nghiệp cung cấp ví điện tử trong nước hỗ trợ thanh toán cho các game lậu đang được phát hành trên các kho ứng dụng như App Store hay Google Play, đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết đã phát hiện ra vấn đề này và đang làm việc với Ngân hàng Nhà nước để tiến hành xử lý. Sáng nay (27/11), Cục PTTH&TTĐT cũng đã chính thức ra mắt cổng thông tin chính thức về game tại địa chỉ gameportal.gov.vn, gameportal.com.vn, gameportal.vn. Tại cổng thông tin này sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ về game online tại Việt Nam, để giúp các sở Thông tin Truyền thông, cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người chơi tra cứu thông tin. Đồng thời đối với các game vi phạm các quy định pháp luật trong nước cũng sẽ được công khai trên cổng thông tin này. Lê Mỹ Phát hành thẳng vào thị trường Việt Nam thông qua các kho ứng dụng như Apple Store và Google Play, game online Trung Quốc đang hoành hành tại thị trường trong nước.Ra mắt cổng thông tin chính thức về game online tại Việt Nam Game online Trung Quốc hoành hành ở Việt Nam