TheạmthuphíkhôngdừngNgườiViệtthừathờigiannênkhôngcầnápdụkeo bd hôm nayo tiến độ từ tháng 6/2016, các trạm thu phí trên quốc lộ 1A và quốc lộ 14 bắt đầu có 2 làn thu phí dành cho các phương tiện dán thẻ e-tag, để sử dụng công nghệ thu phí không dừng RFID.
Trong các trạm này, tiêu biểu có trạm thu phí của Quảng Bình và Đắc Nông sử dụng công nghệ thu phí không dừng do công ty VETC cung cấp.
Tại miền Bắc, bắt đầu từ tháng 7/2016, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cũng đã đã phối hợp với liên danh FSV & Viettel nghiên cứu thử nghiệm lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) sử dụng công nghệ RFID tại trạm thu phí Đại Xuyên và Cam Bồ trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Đây là những bước đi ấn tượng khiến nhiều người tham gia giao thông văn minh hưởng ứng, tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến e ngại do thiếu thông tin đầy đủ về những tiện ích do các trạm thu phí không dừng mang lại.
Một trong những ý kiến đó là nhiều người nghĩ rằng, việc lắp đặt các trạm thu phí không dừng là không cần thiết, do người Việt “có nhiều thời gian”, một số khác băn khoăn về tính an toàn của hệ thống ETC do người Việt phát triển và vận hành.
“Cái này không khả thi và không dành cho số đông, người Việt mình thừa thời gian, nhanh chậm gì vài phút”, đây là ý kiến của bạn Điền Ga, một thành viên của diễn đàn Otofun khi nói đến các trạm ETC.
Bạn Ga cho rằng, không phải chủ phương tiện nào cũng cần phải sử dụng công nghệ này, trong khi nghe nó có vẻ rắc rối hơn là việc mua vé và đưa vé cho nhân viên trạm xé vé.
Mặc dù, phân tích các chỉ số từ trạm thu phí ETC cho thấy, trạm ETC ưu việt hoàn toàn so với các trạm thu phí thủ công trong việc minh bạch hoá việc thu cước, tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm thời gian và đem lại tâm lý thoải mái cho tài xế. Ngoài ra, khi kết hợp với cân điện tử, trạm ETC còn có thể nhanh chóng phát hiện các xe quá tải, chuyển thông tin đến các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều điều người dân chưa hiểu về công nghệ thu phí mới, do đó có không ít những e dè.
Chị Hồ Hoàng Điệp (Pháp Vân, Hà Nội) nói, việc sử dụng công nghệ E-tag có vẻ... lằng nhằng và khó sử dụng đối với những phụ nữ đã ngoài 50 tuổi như chị: “thà mất thêm 5, 10 phút còn đỡ hơn dùng những thứ mà mình chẳng biết gì”, chị Điệp cũng băn khoăn với trạm thu phí, như lần đầu tiên chị cân nhắc đổi chiếc Nokia 8800 dễ dùng lên chiếc iPhone đời mới vậy.
Mặc dù chỉ là ý kiến của một vài người, nhưng nhóm người tham gia giao thông như anh Điền Ga và chị Điệp cũng là một trong những bài toán gây “đau đầu” các các nhà phát triển hệ thống.