Sự khác biệt về ngôn ngữ là trở ngại nhưng đôi khi,ịnhầmlàđậuphụnướngýnghĩathựcsựcủaemojinàylạichẳngliênquangìhếkết quả giao hữu u21 nó cũng là điều khá thú vị.
Cách bạn nhìn nhận và diễn giải các ký tự sẽ thay đổi theo ngôn ngữ - Ví dụ, với bất cứ ai học tiếng Nhật, "ッ" chỉ là cách viết của âm "tsu". Tuy nhiên, với hầu hết người nước ngoài, cái đó giống như khuôn mặt đang cười khẩy, trông vừa buồn cười vừa khó chịu.
Mở rộng hơn, ngay cả khi bỏ đi rào cản ngôn ngữ, việc đó không xóa nhòa sự khác biệt về văn hóa.
Bạn có thấy thứ bên dưới quen mắt không?
Nếu hay lần mò emoji trên smartphone, chắc chắn bạn sẽ thấy nhiều biểu tượng kỳ lạ nhưng chẳng hiểu nó nghĩa là gì. Thứ bên trên cũng vậy.
Cũng giống như hầu hết cả emoji hiện tại, emoji "đậu phụ nướng" cũng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tuy nhiên, đậu phụ nướng không phải món cổ truyền của Nhật và biểu tượng đó lại có ý nghĩa không thể ngờ tới: Một đóa hoa tulip (nafuda), phần hình chữ nhật màu trắng là chỗ để viết tên, tóm lại đó là cái biển tên thường được đeo bởi các cháu học mẫu giáo ở Nhật. Xin nhắc lại, đó không phải miếng đậu phụ nướng!
Nếu dân mạng trên thế giới gửi emoji này để rủ rê anh em bạn bè đi ăn đồ nướng. Người Nhật lại dùng nó trong những câu chuyện tuổi thơ.
Ngạc nhiên đúng không? Ngay cả ở Nhật, không ai dám chắc về lý do hoa tulip thường liên kết chặt chẽ với các trường mầm non ngoài việc trông nó... đáng yêu.
Không ít người cho rằng, tulip là loài hoa dễ trồng, phát triển nhanh, phù hợp trở thành biểu tượng tích cực cho trẻ em. Thậm chí, hầu hết các cô giữ trẻ ở Nhật đều thuộc ít nhất 1 bài hát thiếu nhi có nhắc tới hoa tulip, hoặc biết gấp hoa tulip bằng giấy...
Không chỉ hoa tulip, các biểu tượng tươi sáng khác như hoa hướng dương, mặt trời, hoa anh đào cũng được sử dụng làm bảng tên cho các cháu nhỏ.
Thế đấy, cái gì chưa biết phải tra cứu nhé, đừng đoán lung tung rồi sử dụng theo cách hiểu của mình.
Theo GenK