Hiện nay Nvidia đang mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như chip trí tuệ nhân tạo (AI),ĐánhbạiTSMCNvidiatrởthànhcôngtybándẫnlớnnhấtthếgiớxem kết quả trực tiếpv.v... Trong khi đó, TSMC đang trong giai đoạn bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường đúc bán dẫn toàn cầu và đơn đặt hàng của các nhà sản xuất điện thoại thông minh đối với sản phẩm của họ đang giảm do tình trạng thiếu linh kiện diễn ra trên toàn cầu.
Đánh bại TSMC, Nvidia trở thành công ty bán dẫn lớn nhất thế giới |
Vốn hóa thị trường của Nvidia đã tăng từ 579,15 tỷ USD lên 617,92 tỷ USD vào ngày 26/10, trong khi vốn hóa thị trường của TSMC chỉ đạt 592,14 tỷ USD.
Số liệu ngày 27/10 cho thấy, Nvidia và TSMC tiếp tục là hai công ty dẫn đầu toàn cầu với vốn hóa thị trường tương ứng là 611,1 tỷ USD và 589,86 tỷ USD.
Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Samsung Electronics của Hàn Quốc (404,39 tỷ USD), ASML của Hà Lan (331,07 tỷ USD), Broadcom của Mỹ (215,32 tỷ USD) và Intel của Mỹ (194,76 tỷ USD).
Điều này liên quan đến tiềm năng tăng trưởng của thị trường chip AI toàn cầu. Theo các công ty nghiên cứu thị trường, thị trường chip AI dự kiến sẽ tăng từ 18,1 tỷ USD lên 34,3 tỷ USD từ năm nay đến năm 2023. Nvidia hiện là công ty đang dẫn đầu thị trường với các sản phẩm liên quan đến xử lý đồ họa đa năng.
Các mô hình kinh doanh mới được Nvidia đưa ra bao gồm dịch vụ sáng tạo dựa trên thế giới ảo Omniverse và dịch vụ chơi game đám mây GeForce Now. Để sử dụng các dịch vụ này, người chơi phải đăng ký và cần có card đồ họa RTX của Nvidia.
Tuy nhiên, Nvidia không hoàn toàn tránh khỏi các yếu tố nguy cơ. Trước hết, các công ty như Apple và Tesla đang tự phát triển chip bán dẫn của riêng họ. Bên cạnh đó, việc mua lại công ty bán dẫn ARM của Anh cũng đang gặp phải nhiều vấn đề và đã bị trì hoãn kể từ năm ngoái do thỏa thuận mua lại trị giá 40 tỷ USD chưa được các cơ quan cạnh tranh của Liên minh châu Âu và các cơ quan khác chấp nhận.
Phan Văn Hòa(theo Businesskorea)
Đổ 100 tỷ USD, hãng chip khổng lồ giải 'cơn khát' của thế giới
Hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới đã quyết định bỏ ra cả trăm tỷ USD để chuyển hướng sản xuất ở một quốc gia khác.