BS. Vũ Trí Thanh - Phó Trưởng Cơ sở 2,ếutốkhiếnđộtquỵmùalạnhtăngchóngmặtngàyTếbảng xếp hạng đuc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cảnh báo, đột quỵ mùa lạnh thường tăng chóng mặt vào mùa lễ Tết. Có thể nói, đây là thời điểm nguy cơ đột quỵ đạt đỉnh cao nhất trong năm, do cộng hưởng bởi 4 yếu tố nguy cơ trong, ngoài kết hợp. 2 nguy cơ đột quỵ ‘phục kích’ từ bên ngoài Năm nào cũng vậy, số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh luôn chiếm 70 - 80% tổng số bệnh nhân điều trị cả năm. Tết thường gắn liền với tiết trời se lạnh ở miền Nam, rét đậm rét hại ở miền Bắc, do đó BS. Thanh khuyên mọi người cần chú ý giữ ấm cơ thể trong mùa lễ này. Tết cũng mệt mỏi bởi có nhiều việc phải lo, tiệc tùng bia rượu, ăn uống thả ga, sinh hoạt đảo lộn liên tục cả tuần nghỉ lễ... làm tăng áp lực lên sức khỏe tim mạch. Thêm vào đó, thực phẩm Tết thường chứa nhiều cồn, chất béo, muối và đường sẽ làm tăng mỡ máu và huyết áp, tiền đề cho cơn đột quỵ ập đến sau bàn tiệc.
Để đối phó với 2 nguy cơ trên, BS. Thanh cho biết mỗi người nên ngủ sớm và đủ, ăn uống vừa mức, tránh rượu bia và thuốc lá, mặc ấm khi du xuân... nên giảm lượng đạm đạm trong đồ ăn Tết, tăng cường các món rau củ quả cân bằng dinh dưỡng. Các thói quen tập thể dục trước đó cũng nên duy trì, để giảm mỡ máu và giúp hệ mách máu não thêm dẻo dai. 2 nguy cơ đột quỵ ‘tiếp tay’ từ bên trong Theo BS. Thanh, đột quỵ ở nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Người 50 tuổi, mạch máu thường xơ vữa và lão hóa, nguy cơ đột quỵ cũng cao hơn nhiều lần so với người 20 tuổi hệ tim mạch dẻo dai. Nếu có thêm các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao... thì nguy cơ đột quỵ sẽ tăng thêm gấp 3 - 6 lần.
Do đó, mùa lễ Tết, người khỏe mạnh phòng một, thì người gặp các vấn đề trên phải chú ý đề phòng gấp mười lần. Tuổi cao, mắc bệnh nền, gặp trời lạnh, uống rượu bia, ăn uống thả ga, lo nghĩ nhiều... tất cả nguyên nhân này cộng dồn lại sẽ khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao. Để giúp hạn chế 2 yếu tố xảy ra bên trong nội tại cơ thể, các sản phẩm hỗ trợ làm tan máu đông, tăng tuần hoàn máu sẽ là lựa chọn lý tưởng. Trong đó, “khắc tinh” hàng đầu của cục máu đông phải kể đến enzym nattokinase, có khả năng giữ lòng mạch sạch và thông suốt 24h.
Nếu cơ thể có bệnh lý mỡ máu cao, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm kết hợp cả enzym nattokinase hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ và men gạo đỏ hỗ trợ giảm mỡ máu mỗi ngày. Cả hai đều chiết suất từ những món mỹ thực phòng ngừa đột quỵ có lịch sử gần 2.000 năm của người Nhật, natto (đậu tương lên men) và beni-koji (gạo đỏ), được nhiều nghiên cứu quốc tế công nhận. Tuy nhiên, BS. Thanh lưu ý nên chọn sản phẩm được kiểm chứng rõ ràng về hàm lượng, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ. Sản phẩm được bảo chứng chất lượng bởi Hiệp hội Nattoenzym Nhật Bản (JNKA) sẽ mang lại chất lượng cao hơn các sản phẩm chưa rõ chất lượng kiểm định.
Doãn Phong |