Khi biến thể Delta có khả năng lây truyền cao đang lan ở hàng chục quốc gia trên thế giới,êmtrộnvắbd kq laliga một số chính phủ lựa chọn trộn vắc xin để thúc đẩy quá trình tiêm chủng.
Trộn vắc xin đồng nghĩa tiêm mũi 1 là một loại vắc xin, mũi 2 là loại khác. Những người ủng hộ chính sách trên tin rằng giải pháp này có thể tăng tốc độ và hiệu quả của chiến dịch tiêm chủng.
Một số nghiên cứu đã điều tra tác động của việc trộn các loại vắc xin khác nhau. Các thử nghiệm ở Tây Ban Nha và Vương quốc Anh cho thấy việc trộn vắc xin dẫn đến phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và đôi khi tốt hơn hai liều của cùng một loại vắc xin.
Tại Đức, một nghiên cứu cũng ghi nhận phản ứng miễn dịch khi tiêm lẫn 2 loại vắc xin tốt hơn 2 liều AstraZeneca và tốt ngang hoặc thậm chí hơn 2 liều vắc xin Pfizer.
Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, tiêm mũi 1 là AstraZeneca, mũi 2 là Moderna
Những nước cho phép tiêm trộn vắc xin
Một số quốc gia bao gồm Bahrain, Bhutan, Canada, Italy, Hàn Quốc, Thái Lan và UAE đã bắt đầu áp dụng tiêm trộn vắc xin.
Bộ Y tế Công cộng của Anh cho phép chính sách này vào tháng 1 khi nguồn cung cấp vắc xin bị hạn chế. Cùng tháng, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cũng nới lỏng các khuyến nghị cho phép trộn lẫn vắc xin trong những trường hợp ngoại lệ.
Vào tháng 3, một số quốc gia đã tạm dừng các đợt tiêm vắc xin do lo ngại hiện tượng cục máu đông hiếm gặp liên quan tới vắc xin AstraZeneca. Ở một số nơi, những người tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca có thể tiêm mũi 2 loại khác.
Tiến sĩ Gloria Taliani, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Sapienza (Italy), cho biết việc trộn lẫn đã phổ biến khi điều trị các bệnh khác.
Một số nhà lãnh đạo thế giới đã sử dụng kết hợp vắc xin trong những tháng gần đây. Thủ tướng Đức Angela Merkel, 66 tuổi, được tiêm liều thứ hai của vắc xin Moderna sau khi tiêm liều đầu tiên của AstraZeneca.
Tại Italy, Thủ tướng Mario Draghi, 73 tuổi, đã chuyển sang tiêm mũi 2 là vắc xin Pfizer sau mũi 1 là AstraZeneca. Thủ tướng Canada, Justin Trudeau cũng đã chuyển đổi vắc xin, tiêm Moderna sau AstraZeneca.
Tiêm trộn vắc xin có hiệu quả không
Thử nghiệm của Đại học Oxford, với sự tham gia của hơn 800 tình nguyện viên, đã so sánh hiệu quả của 2 liều AstraZeneca, Pfizer và tiêm trộn.
Theo đó, việc tiêm trộn đã tạo ra phản ứng miễn dịch tốt chống lại virus SARS-CoV-2.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy thứ tự của các loại vắc xin tạo ra sự khác biệt. Tiêm mũi 1 là AstraZeneca tiếp theo là Pfizer tạo ra kháng thể và phản ứng tế bào T cao hơn Pfizer - AstraZeneca.
Tế bào T kích thích sản xuất kháng thể và chống lại các tế bào bị nhiễm virus. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hai liều Pfizer tạo ra mức kháng thể cao nhất.
Vào tháng 5, một nghiên cứu ở Tây Ban Nha với hơn 600 tình nguyện viên đã phát hiện tiêm lần lượt AstraZeneca - Pfizer có hiệu quả hơn hai liều AstraZeneca.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định vẫn thiếu dữ liệu lâm sàng đầy đủ để xác định liệu việc pha trộn có hiệu quả hay không.
Tiêm trộn có an toàn không
Các nghiên cứu ghi nhận việc trộn lẫn không dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhưng theo kết quả từ một nghiên cứu của Anh, giải pháp tiêm này có thể dẫn đến sự gia tăng các tác dụng phụ mức độ nhẹ hoặc trung bình.
Theo đó, 30-40% những người tiêm liều hỗn hợp bị sốt sau khi tiêm liều thứ 2. Tỷ lệ này ở những người không dùng hỗn hợp vắc xin là 10-20%. Do đó, người tiêm vắc xin có thể cần nghỉ ngơi lâu hơn.
Trong kết quả từ nghiên cứu của Tây Ban Nha, các tác dụng phụ của tiêm 2 liều vắc xin khác loại tương tự như việc tiêm 2 liều vắc xin cùng loại.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chưa nên tiêm kết hợp vì chưa có nhiều dữ liệu về phương pháp này.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
An Yên(Theo Aljazeera)
Vì sao Bộ Y tế cho phép tiêm trộn 2 vắc xin Covid-19?
Bộ Y tế cho biết, việc tiêm kết hợp 2 loại vắc xin vẫn có hiệu lực bảo vệ nhưng chỉ được thực hiện khi người tiêm chủng đồng ý.