Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xử lý nghiêm là biện pháp phòng tham nhũng tích cực_keo soi lac

[Cúp C1] 时间:2025-01-15 09:06:09 来源:Fabet 作者:Cúp C2 点击:46次

  Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn PhúTrọng (Nguồn: TTXVN)

Nhân dịp Xuân mới Giáp Ngọ 2014,ổngBíthưNguyễnPhúTrọngXửlýnghiêmlàbiệnphápphòngthamnhũngtíchcựkeo soi lac Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đãdành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Chia sẻ về những kết quả đã đạt được và những công việc cần tậptrung làm tốt trong chặng đường còn lại của nhiệm kỳ Đại hội khóa XI, Tổng Bí thưđặc biệt nhấn mạnh yếu tố nội lực và niềm tin, coi đây là động lực đưa đất nướcvượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển bền vững.

* Thưa Tổng Bí thư, đất nước đãđi qua nửa chặng đường của nhiệm kỳ khóa XI, trong bối cảnh nhiều khó khăn,thách thức. Tổng Bí thư có thể cho biết những kết quả lớn nhất đã đạt được sau3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng?

* Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhìnlại 3 năm qua, có thể thấy tình hình thế giới bên cạnh mặt thuận lợi cũng cónhững diễn biến rất phức tạp; xung đột xảy ra ở nhiều nơi, khủng hoảng tài chính- tiền tệ và suy thoái kinh tế toàn cầu... đã tác động bất lợi đến công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta. Ở trong nước, lạm phát, nợ công tăngcao đe dọa ổn định kinh tế vĩ mô; kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinhdoanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; thiên tai, dịch bệnh gây thiệthại nặng nề...

Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời điều chỉnh và tổchức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, biện pháp đưa kinh tế đất nướcvượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực, đúng hướng. Nổibật nhất là đã kiềm chế được lạm phát, cơ bản ổn định kinh tế vĩ mô, duy trìtăng trưởng ở mức hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ18,13% năm 2011 đã giảm xuống còn hơn 6% năm 2013, th ấp nhất trong 10 năm qua. Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức bình quân 5,6%/năm. Các chính sách an sinhxã hội tiếp tục được thực hiện, đã tạo gần 1,6 triệu việc làm, trên 2,5 triệungười được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên, tỉ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm. Cáchoạt động văn hóa, thể thao được quan tâm phát triển gắn với phong trào toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và chương trình xây dựng nông thôn mới.An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quốc phòng được tăngcường, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia được bảo vệ.

Công tác đối ngoại được đẩy mạnh toàn diện và đã đạt nhiều kết quảquan trọng, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, tạo thuận lợi chocông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với việc nâng cấp, đưa quan hệ songphương với nhiều nước đối tác đi vào chiều sâu, thiết thực hơn, Việt Nam đã chủđộng và tích cực tham gia vào nhiều cơ chế hợp tác quan trọng của khu vực vàtoàn cầu. Lần đầu tiên Việt Namđược bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Ủy ban Di sản UNESCO, Hội đồngThống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)... chứng tỏ uy tín và vịthế của Việt Namngày càng tăng trên trường quốc tế.

 

Mặc dù kinh tế thế giới suy giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu củanước ta vẫn tăng bình quân 22%/năm, cán cân thương mại được cải thiện đáng kể.Vốn FDI đăng ký mới và thực hiện năm sau cao hơn năm trước, chiếm khoảng 25%tổng vốn đầu tư toàn xã hội; riêng năm 2013 vốn FDI đăng ký đạt 22 tỉ USD, tăng35% so với năm 2012. Du lịch Việt Nam tiếp tục gặt hái nhiều thành công; toànngành đã đón 7,5 triệu lượt khách quốc tế, 35 triệu lượt khách nội địa, tổngthu đạt 200.000 tỉ đồng, về đích trước 2 năm so với mục tiêu năm 2015 mà Chiếnlược phát triển du lịch Việt Nam đã đề ra...

Các nghị quyết, kết luận của Trung ương đang được các cấp, cácngành triển khai thực hiện nghiêm túc. Việc tiến hành ba đột phá chiến lược gắnvới đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đạt một số kết quả bướcđầu. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khíhậu được chú trọng; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đượctăng cường, gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy mạnhphòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Không khí dân chủ trongĐảng, trong xã hội không ngừng được mở rộng và phát huy.

Đặc biệt là, với sự tham gia tích cực, có trách nhiệm cao của toànĐảng, toàn dân, toàn quân ta, Hiến pháp mới đã được tuyệt đại đa số đại biểuQuốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 vừa qua, tạo tiền đề để dân tộcta tự tin, tiếp tục vững bước đi trên con đường đã chọn, xây dựng nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bài học kinh nghiệm của những kết quả, thành tựu rất đáng trântrọng đạt được trong 3 năm qua chính là phải biết phát huy sức mạnh đại đoànkết toàn dân tộc, luôn chăm lo, giữ vững niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạocủa Đảng, quản lý của Nhà nước, khai thác tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lựcphục vụ cho việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XI củaĐảng đã đề ra.

* Gần đây, nhiều vụ tham nhũnglớn, phức tạp, đã bị xét xử nghiêm minh, được nhân dân đồng tình, đánh giá cao.Phải chăng đây là bước quyết liệt hơn trong việc thực hiện Nghị quyết Trungương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, thưa Tổng Bí thư ?

* Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:Phòng, chống tham nhũng là một yêu cầu, nội dung lớn của Nghị quyết Trung ương4 về xây dựng Đảng. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đượcthành lập là theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương.

Sau gần một năm được thành lập trực thuộc Bộ Chính trị và đi vàohoạt động, Ban đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và bước đầu làm được một số việc. Bộmáy cơ quan phòng, chống tham nhũng được kiện toàn với việc tái lập Ban Nộichính từ Trung ương tới địa phương. Bảy đoàn công tác đã được cử tới các bộ,ngành, địa phương, trong đó có cả các cơ quan tư pháp Trung ương để kiểm traviệc điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng lớn, phức tạp, dư luận đặcbiệt quan tâm.

Đã thúc đẩy việc xử lý, giải quyết một số vụ tham nhũng tồn đọng,gây bức xúc trong dư luận xã hội. Ban Chỉ đạo đã quyết định đưa 8 vụ án, 2 vụviệc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo trong năm 2013 và sẽ xemxét đưa thêm một số vụ án, vụ việc khác vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc,chỉ đạo trong năm 2014.

Tuy nhiên, đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một công việc lâudài; rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ, toàndiện, kết hợp nhiều biện pháp, trong đó phòng phải là cơ bản, chống phải làmquyết liệt. Tốt nhất là đừng để nó xảy ra; phải tìm cách ngăn chặn, răn đetrước, làm cho người ta không muốn tham nhũng, không dám tham nhũng và khôngthể tham nhũng... Còn khi đã xảy ra rồi thì phải kiên quyết xử lý; xử lý thậtnghiêm, đúng quy định của luật pháp. Xử lý nghiêm cũng là biện pháp phòng tíchcực.

Tham nhũng như ung nhọt nhức nhối, nhưng lãng phí cũng rất ghêgớm; lãng phí về của cải, tiền bạc, tài nguyên, thời gian, công sức... Nghịquyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng ra đời chính là nhằm phòng, chốngcho được tham nhũng, lãng phí, những hiện tượng cục bộ, lợi ích nhóm, hư hỏng,suy thoái biến chất trong cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý...Thực tế cho thấy, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng đãgiúp mỗi tổ chức và cán bộ, đảng viên tự nhìn nhận, soi xét lại mình, tự điềuchỉnh suy nghĩ, hành động của bản thân, có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đevà ngăn chặn những tiêu cực, sai phạm. Qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình,các cấp ủy, tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên đã có nhiều việc làm thiếtthực để sửa chữa, khắc phục khuyết điểm. Ở Trung ương, đó là việc xây dựng mộtloạt cơ chế, chính sách, quy chế, quy định nhằm phát huy mặt tích cực, xây dựngmặt tốt và ngăn ngừa, hạn chế những mặt xấu, tiêu cực. Xây dựng quy hoạch độingũ cán bộ cấp chiến lược; mở lớp bồi dưỡng cho các đồng chí Ủy viên Ban Chấphành Trung ương khóa XI, mở lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn; ban hành Quyđịnh về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; quy địnhviệc lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; quyđịnh những điều đảng viên không được làm; quy định việc kiểm tra, giám sát, thihành kỷ luật cán bộ, đảng viên,... Nhiều địa phương đã rà soát, điều chỉnh, thuhồi các dự án được cấp phép nhưng chậm triển khai hoặc chủ đầu tư không có khảnăng thực hiện; sắp xếp lại tổ chức bộ máy và bố trí lại một số cán bộ; tậptrung xem xét, giải quyết các vụ khiếu kiện kéo dài, các vụ việc phức tạp, dưluận đặc biệt quan tâm... Nhiều cơ quan, đơn vị đã có sự đổi mới, cải tiến vềviệc sử dụng xe công, tổ chức hội nghị, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc...Hay như đi công tác địa phương, đã cắt giảm lễ nghi, hình thức, tập trung vàolàm việc thực chất hơn... Tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc với dân để hiểu thêm tìnhhình đời sống, sản xuất, tâm tư nguyện vọng của dân. Bằng việc trao đổi cởi mở,thẳng thắn, lãnh đạo Trung ương có điều kiện hiểu rõ hơn thực tế của địaphương, đơn vị; những kinh nghiệm hay, cách làm tốt cần phát huy, nhân rộng;những tồn tại, khó khăn cần tháo gỡ... từ đó có thêm thông tin, tư liệu thực tếcho việc hoạch định chủ trương, chính sách.

Những việc làm đó dù nhỏ nhưng rất có ý nghĩa, rất cần thiết, đượccán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình. Nhân dân mong muốn: Đã là cán bộ, đảngviên thì phải luôn gương mẫu, tự rèn giũa mình, gần gũi gắn bó với dân, hếtlòng hết sức phục vụ nhân dân, lắng nghe, học hỏi nhân dân, từ những việc cụthể, nhỏ nhất.

Trong khi mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập đanghằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mộtbộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân; những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, suythoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... đang làm tổn hại đến uy tíncủa Đảng và Nhà nước, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, thì việc tiếp tụcthực hiện thật tốt ba vấn đề cấp bách và bốn nhóm giải pháp nêu trong Nghịquyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa sống còn,nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng tầm lãnh đạo đấtnước.

* Thưa Tổng Bí thư, trong 2 nămcòn lại của nhiệm kỳ Đại hội XI, tình hình kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn,chúng ta sẽ phải tập trung ưu tiên vào những việc gì để có thể hoàn thành cácmục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra?

* Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trong2 năm còn lại của nhiệm kỳ khóa XI (2014 - 2015), yêu cầu nhiệm vụ rất nặng nề,đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều đểhoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Ưu tiên hàng đầu vẫn là giữ vững ổn định kinhtế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Trướcmắt, cần tập trung tháo gỡ khó khăn, hướng mạnh các nguồn lực cho khu vực sảnxuất kinh doanh, tạo động lực và niềm tin cho người dân và doanh nghiệp, phụchồi nhịp độ tăng trưởng. Đồng thời vẫn phải tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệuquả, sức cạnh tranh trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược (cả vềthể chế, nhân lực và cơ sở hạ tầng) gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấulại nền kinh tế bằng những bước đi, giải pháp cụ thể, phù hợp, để vừa hỗ trợngay cho phục hồi tăng trưởng, vừa bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trong cácnăm sau.

Qua 8 kỳ hội nghị, Trung ương đã ban hành nhiều nghị quyết, kếtluận nhằm định hướng giải quyết các vấn đề có tính “sâu rễ bền gốc” đối với sựphát triển lâu dài của đất nước, như phát triển khoa học công nghệ; đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục - đào tạo; ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý và sửdụng hiệu quả tài nguyên đất đai, rừng, khoáng sản; xây dựng và hoàn thiện kếtcấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước... Bên cạnh đó, cần quan tâm giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội,không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững anninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,...

Mục tiêu là vậy, hướng đi đã rõ, nhưng để tạo được chuyển độngtrên thực tế cần có bước đi cụ thể, có sự vận dụng sáng tạo của các cấp, cácngành, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và điều kiện thực tế ở từng địa phương,đơn vị. Đi khảo sát thực tế, làm việc ở một số địa phương, tôi đã nhiều lầnnhấn mạnh rằng, thực hiện công nghiệp hóa không có nghĩa là phát triển côngnghiệp một cách tràn lan, bằng bất cứ giá nào, mà phải chọn lọc, đầu tư cótrọng tâm trọng điểm, tùy điều kiện của từng nơi, đồng thời phải phát huy chođược ảnh hưởng gia tăng của công nghiệp đối với phát triển nông nghiệp. Trongđiều kiện kinh tế suy giảm, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chính nôngnghiệp đã phát huy vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an sinh xã hội. Đốivới những địa phương có ưu thế phát triển nông, lâm nghiệp cần tập trung tổchức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp chếbiến, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, các sản phẩm chủ lực, có giá trịchất lượng cao, phục vụ thị trường trong nước và mở hướng xuất khẩu. Ngay cảnhững địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh như Bình Dương,Đồng Nai, Bắc Ninh... cũng không được xem nhẹ nông nghiệp, mà vẫn phải chútrọng phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chất lượng cao. Trongphát triển công nghiệp, cần chọn lọc các ngành nghề có giá trị gia tăng cao, ítảnh hưởng đến môi trường; quan tâm đầu tư cho công nghiệp phụ trợ, giảm dần sựphụ thuộc vào nhập khẩu; chú trọng đến giá trị và chất lượng tăng trưởng, tăngtrưởng thực chất và mang lại lợi ích thiết thân cho người dân.

Bước sang năm 2014, tình hình đất nước bên cạnh những mặt thuậnlợi cơ bản, cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong khó khăn càng phải vữngniềm tin, đồng thuận và quyết tâm cao; mọi hành động, việc làm phải nhằm thựchiện cho được mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra, tạo cho được chuyển biến trên thựctế.

Nhân dịp Xuân mới, tôi thân ái gửi tới đồng bào, chiến sĩ cả nước,kiều bào ta ở nước ngoài lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc các gia đình Việt Namta đón Tết cổ truyền thật đầm ấm, yên vui và bước vào năm mới Giáp Ngọ với khíthế mới, quyết tâm mới, niềm tin mới, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thựchiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đưa đất nước vượt qua khó khăn,tiếp tục phát triển bền vững.

* Xin trân trọng cảm ơn Tổng Bíthư./.

Theo TTXVN

(责任编辑:Cúp C1)

    相关内容
    精彩推荐
    热门点击
    友情链接