Có thể tử vong vì một vết xước ngoài da
Câu chuyện của bệnh nhân Lucinda Smith,êngiacảnhbáoSẽđếnlúccóngườitửvongvìvếtxướcnhỏcònnhanhhơncảungthưkết quả bóng đá vô địch quốc gia indonesia 43 tuổi ở Essex (Anh) đã đến gặp bác sĩ khi thấy ngón tay và vai bỗng nhiên đau, đỏ, sưng lên đi kèm với nôn mửa liên tục.
Cô được chẩn đoán bị chèn dây thần kinh và được kê thuốc giảm đau, yêu cầu thư giãn đồng thời nên tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên 3 ngày sau, bệnh tình vẫn không cải thiện, nếu không muốn nói là nặng hơn.
Lucinda tiếp tục đi khám và bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm máu. 30 phút sau, Lucinda được chẩn đoán bị nhiễm khuẩn huyết - một dạng ngộ độc máu và được tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch. Thế nhưng, chỉ sau 1 đêm, sức khỏe Lucinda trở nên yếu đi, phải chuyển sang khoa chăm sóc đặc biệt, thở bằng máy và tiêm kháng sinh liều cực nặng.
Qua ngày hôm sau, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu suy tim mạch, thận, đường hô hấp và đến tối cùng ngày thì qua đời tại Bệnh viện Basildon, để lại 2 đứa con - một trai, một gái. Bác sĩ kết luận Lucinda chết vì sốc độc tố do nhiễm trùng máu.
Trước sự nguy hiểm của căn bệnh có thể cướp đi mạng sống chỉ sau vài giờ, cơ quan chức năng ở Mỹ và Anh liên tiếp kêu gọi mọi người hãy cảnh giác cao độ với những vết xước ngoài da, dù là nhỏ nhất.
Tại Việt Nam, PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiễm trùng máu luôn rình rập bất cứ ai, bởi vì vi khuẩn vốn là loài ký sinh trên da nhưng nếu có cơ hội nó có thể phát huy độc tính và trở thành siêu vi khuẩn gây nhiễm trùng máu.
PGS Dũng cho biết, có bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốt cao, tụt huyết áp, trụy mạch. Bằng các kinh nghiệm của mình, các bác sĩ phải sử dụng kháng sinh và dự phòng điều trị nhiễm trùng máu trước khi có kết quả cấy máu xét nghiệm ra vi khuẩn.
Cách đây không lâu, 1 bệnh nhi 12 tuổi, quê Phúc Thọ, Hà Nội được gia đình đưa vào viện vì sốt cao, mệt mỏi, khó thở, biến chứng viêm phổi. Khi cấy máu cho thấy bệnh nhi bị nhiễm trùng máu do vi khuẩn tụ cầu, vi khuẩn từ da qua vết xước vào máu. Sau hơn một tháng điều trị bằng kháng sinh cùng các phương pháp hỗ trợ khác bệnh nhi mới được cứu sống.
PGS Dũng khuyến cáo, khi có những vết xước, mụn nhọt trên cơ thể trẻ nhỏ người lớn không nên chủ quan, cần theo dõi chặt chẽ. Nếu con có biểu hiện sốt cần đưa đi khám và điều trị kịp thời.
Một số ca nhiễm trùng máu, sự sống của bệnh nhân trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" phải đếm từng giờ. Do đó, mặc dù không có dấu hiệu cảnh báo đặc trưng nào, nhưng nếu thấy trong người ngày càng mệt mỏi và không thể kiểm soát ý thức, bệnh nhân nên đi khám ngay.
Tuy nhiên, trước tình trạng kháng kháng sinh hiện nay, PGS Dũng còn lo ngại tình trạng nhiễm trùng huyết với các siêu vi khuẩn đa kháng sẽ còn nặng nề hơn nhiều nếu người dân không sử dụng kháng sinh hợp lý ngay từ hôm nay.
Sử dụng quá nhiều và lạm dụng thuốc kháng sinh có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Bác sĩ Lương Quốc Chính, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, một lần sử dụng kháng sinh, vi khuẩn nhạy cảm có thể bị tiêu diệt, nhưng các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh vẫn tồn tại để phát triển và nhân lên. Một vài vi khuẩn có thể thay đổi cấu trúc vỏ của chúng sao cho thuốc kháng sinh không có cách nào gắn vào vi khuẩn để tiêu diệt.
Sau khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh, đôi khi một trong số các vi khuẩn có thể sống sót bởi vì nó tìm ra cách chống lại thuốc kháng sinh. Thậm chí, nếu một vi khuẩn trở nên kháng với thuốc kháng sinh, thì sau đó nó có thể nhân lên và thay thế tất cả vi khuẩn đã bị tiêu diệt.
Nguy cơ không còn thuốc chữa
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, sau gần 10 năm theo dõi kháng thuốc, hiện gia tăng tỷ lệ kháng thuốc, đặc biệt là xuất hiện tình trạng đa kháng thuốc của 1 số loại vi khuẩn đang rất cao. Báo động tình trạng kháng thuốc, đặc biệt là các vi khuẩn đa kháng hoặc siêu đa kháng.