您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

Tương đồng và khác biệt_các mặt bầu cua

Cúp C1634人已围观

简介CdmaOne, CDMA2000 và WCDMA: Tương đồng và khác biệtICTnews- Muốn hiểu rõ hơn CDMA, cần nhìn vào nhữn ...

CdmaOne,ươngđồngvàkhácbiệcác mặt bầu cua CDMA2000 và WCDMA:

Tương đồng và khác biệt

ICTnews- Muốn hiểu rõ hơn CDMA, cần nhìn vào những công nghệ khác đã được dùng khi cdmaOne được thương mại hóa vào giữa thập niên 90.

Đa truy cập băng tần trải rộng dãy trực tiếp

Nền tảng của tất cả hệ thống CDMA di động là Đa truy cập băng tần trải rộng dãy trực tiếp, cung cấp khả năng duy trì nhiều cuộc gọi trong một kênh băng rộng bằng cách chỉ định một mã số duy nhất cho mỗi người gọi. Đây là một kỹ thuật cách mạng đã đuợc áp dụng cho truyền thông di động và nó rất khác biệt với những kỹ thuật TDMA được sử dụng trước đây trong những mạng GSM và IS-54 (một phiển bản nâng cao có tên IS-136) vào lúc bấy giờ.

Muốn hiểu rõ hơn CDMA, cần nhìn vào những công nghệ khác đã được dùng khi cdmaOne được thương mại hóa vào giữa thập niên 90. Những hệ thống Analog như AMPS, TACS và NMT đã dùng đa truy cập phân chia theo tần số(FDMA) để chia băng tần sử dụng thành những kênh tần số cho mỗi người dùng. Mỗi người dùng được cấp 1 kênh đơn. Những hệ thống đa truy cập phân chia theo thời gian kỹ thuật số (TDMA) như GSM và IS-136 (TDMA Bắc Mỹ) lại chia thêm mỗi kênh tần số thành những khe thời gian riêng biệt trên mỗi người dùng. Điều này đã làm tăng dung lượng trên các hệ thống Analog trước đây theo một hệ số tỉ lệ với số khe thời gian được sử dụng cho mỗi kênh.

QUALCOMM đã thiết kế một hệ thống đa truy cập hoàn toàn khác gọi là CDMA, trong đó nhiều người dùng sử dụng toàn bộ băng thông của kênh cùng một lúc để làm tăng rất nhiều dung lượng mạng của một hệ thống di động kỹ thuật số.

Mặc dù cả hai tiêu chuẩn CDMA2000 và WCDMA đều cơ bản sử dụng kỹ thuật băng tần trải rộng dãy trực tiếp, WCDMA trải rộng băng tần xuyên suốt một băng thông 5MHz trong khi CDMA2000 trải rộng băng tần qua một băng thông 1,25 MHz (tương đương với băng thông trong các hệ thống cdmaOne). Tuy nhiên, cả hai công nghệ trên đều cung cấp những dung lượng tương đương khi chúng được chuẩn hóa trong những băng thông tương đương.

Đa truy cập phân chia theo mã số trực giao

Trong các hệ thống CDMA, như CDMA2000 và WCDMA, mỗi người dùng hoặc kênh mã số được chỉ định một dãy mã số trực giao duy nhất để mã hóa các tín hiệu mang “thông tin” của mình trên mang liên kết xuôi.

Máy thu biết dãy mã số trực giao duy nhất của người dùng, thu hẹp những tín hiệu nhận đuợc bằng cách dùng những kỹ thuật tương quan và phục hồi dữ liệu thông tin ban đầu. Đồng thời, những tín hiệu băng tần trải rộng gây nhiễu khác vẫn còn trải rộng trên băng thông rộng hơn. Do đó, công suất trong tín hiệu “mang thông tin” khi tương quan sẽ lớn hơn công suất của tín hiệu gây nhiễu cộng thêm tiếng ồn, miễn là không có quá nhiều yếu tố gây nhiễu và tín hiệu mong muốn có thể được trích ra.

Tính trực giao của mã số là điều quan trọng để duy trì nhiễu tối thiểu giữa nhiều người dùng trong một hệ thống CDMA và cơ bản giúp rất nhiều người dùng liên lạc rõ ràng trong một môi trường di động. Càng nhiều người gọi tải vào mạng, điều này càng quan trọng.

Kiểm soát công suất

Thách thức lớn nhất mà các hệ thống truyền thông đa truy cập trải rộng băng tần, như CDMA2000 và WCDMA phải đối phó là hiệu ứng trường gần-xa. Đó là một hiện tượng gây ra bởi có nhiều người dùng ở “gần” và ”xa” muốn liên lạc với cùng một trạm gốc. Vì công suất phát tín hiệu vô tuyến giảm rất nhiều theo khoảng cách, tín hiệu từ người dùng ở xa thường rất yếu và tín hiệu từ người dùng trạm gốc thì mạnh hơn nên có thể cản trở các tín hiệu ở xa.

QUALCOMM đã giải quyết hiệu ứng trường gần- xa bằng cách giảm thiểu công suất truyền do các thiết bị di động ở gần phát ra qua một kỹ thuật gọi là “kiểm soát công suất” trong đó công suất phát của thiết bị di động của người dùng được kiểm soát qua 2 vòng kín- một vòng kín ngoài và một vòng kín trong. Một kỹ thuật thứ 3, gọi là vòng mở ấn định trị số công suất phát dựa trên công suất tổng cộng nhận được trên thiết bị cầm tay. Thực hiện kỹ thuật kiểm soát công suất chặt chẽ, nhanh và chính xác này đã giải quyết được vấn đề xa- gần bằng cách giúp các thiết bị CDMA truyền vừa đủ công suất để bảo đảm việc thu đáng tin cậy. Ngoài ra nó còn phục vụ 2 mục đích là (1) giảm thiểu nhiễu với các người dùng khác và (2) kéo dài tuổi thọ pin của thiết bị di động. Đối với người tiêu dùng. điều này có nghĩa là hiệu quả sử dụng tốt hơn, ít bị rớt cuộc gọi và tuổi thọ pin lâu hơn.

Các máy thu chống suy yếu đa dẫn (RAKE)

Tags:

相关文章



友情链接