Nghiên cứu của Criteo,ắmonlinetiếptụctăngngườiViệtchútrọngmuathựcphẩdu.doan.bong.da công phát triển các giải pháp quảng cáo cho nhiều trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và thế giới, cho thấy xu hướng mua hàng online tại Việt Nam tăng mạnh 5 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ. Trong đó, xét trên toàn Đông Nam Á, tăng trưởng thương mại điện tử ở tuần thứ 3 của tháng 5 lên đến 106% so với cùng kỳ.
Nghiên cứu cho thấy, GenZ và thệ hệ Millenials là những người có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều nhất, tương ứng với 54% và 58%.
Trong giai đoạn hàng quán hạn chế mở cửa, nhu cầu mua sắm online tăng cao. Trong ảnh là cửa hàng Uniqlo ở TP.HCM giai đoạn sau cách ly xã hội. Ảnh: Hải Đăng |
Tại Việt Nam, 76% số người được hỏi cho biết họ mua hàng trực tuyến nhiều hơn so với thông thường, trong khi chỉ có 15% số người được hỏi cho biết họ sẽ mua sắm với tần suất tương đương. Chỉ có 9% trả lời là họ ít mua sắm trực tuyến hơn.
62% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam cũng cho biết họ mua hàng tạp phẩm và đồ dùng vệ sinh cá nhân qua giao dịch trực tuyến nhiều hơn.
Trong khi đó, thống kê của Shopee - nền tảng mua bán online dẫn đầu về lượng người truy cập tại Việt Nam - cũng cho thấy sự gia tăng về người mua hàng trong giai đoạn bình thường mới. Cụ thể, số người dùng thường xuyên mua sắm các sản phẩm thực phẩm trong tháng đã gia tăng 3,5 lần.
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam nhận định giai đoạn giãn cách xã hội ghi dấu những biến chuyển rõ nét trong hành vi mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng. Theo đó, người dùng mua sắm tất cả các mặt hàng thực phẩm qua kênh bán hàng trực tuyến. Đồng thời thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng có thể đáp ứng tất cả nhu cầu thiết yếu của người dùng.
Trước đó, nhận định về xu hướng kinh doanh sau dịch, bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, cho biết xu hướng mua bán online chắc chắn sẽ khởi sắc, bao gồm nền tảng ứng dụng lẫn thương mại điện tử. Ghi nhận của nền tảng này thời điểm đó cho thấy các hàng quán bắt đầu có xu hướng tìm hiểu để thích ứng với mua bán qua ứng dụng nhiều hơn so với trước.
Để tạo tiền đề cho tăng trưởng giai đoạn này, rõ ràng giai đoạn mọi người được khuyên ở nhà đã khiến thói quen mua sắm online tăng lên. Tăng trưởng thương mại điện tử trong dịch cũng mạnh mẽ.
Trong giai đoạn dịch bệnh tại Việt Nam, Shopee ghi nhận doanh số nhóm sản phẩm bánh kẹo và thực phẩm nấu ăn tại nhà tăng gấp 3 lần. Trong tháng 4, nhu cầu về các loại sản phẩm làm từ sữa tăng 7 lần. Ngoài ra, dầu ăn, hải sản đóng gói, hạt ngũ cốc, các loại thực phẩm sấy khô ăn liền từ gà hoặc trái cây cũng được mua nhiều.
Trước đó, các thống kê của các nền tảng Lazada, Tiki cũng cho thấy người dùng gia tăng mua sắm giai đoạn dịch. Riêng chuỗi Bạch hóa Xanh cho biết tăng trưởng gần 200% trên kênh mua sắm online.
Trong giai đoạn dịch, thống kê của Criteo cho thấy nhu cầu mua sắm các thiết bị điện tử tiêu dùng như máy tính xách tay và linh kiện máy tính tăng do nhu cầu của mọi người khi phải làm việc hoặc học ở nhà.
Trang phục mang đến sự thoải mái cũng nằm trong danh sách của người mua sắm trực tuyến, trong đó quần áo mặc ở nhà thuộc một trong số các loại trang phục bán chạy hàng đầu.
Đặc biệt, việc nấu ăn tại nhà khiến người mua sắm dự trữ nhiều đồ khô hơn - như mì ống và mì ăn liền, gia vị và đồ nướng – những thực phẩm này sẽ để được lâu hơn, phục vụ mọi người trong việc tự cách ly tại nhà.
Nền tảng này nhận định người tiêu dùng đang chi tiêu nhiều hơn cho các mặt hàng chất lượng lâu dài, mang lại tiện nghi và tính giải trí khi họ phải thích nghi với cuộc sống gần như hoàn toàn ở trong nhà.
Hải Đăng
Người Việt gia tăng mua sắm online, chủ yếu vào các ngày trong tuần
Sau thời gian cách ly xã hội vì dịch bệnh, xu hướng mua sắm phi truyền thống đang gia tăng rõ rệt.