Theốchộidànhngàybànkếhoạchpháttriểnkinhtếsoi kèo bóng đá tối nayo chương trình, đầu tuần tới, Quốc hội sẽ dành 2 ngày làm việc tại hội trường để thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2016. Quốc hội cũng sẽ thảo luận về việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế. Đây là nội dung đang thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước.
Đại biểu Quốc hội dự kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII
Tăng trưởng cả năm nay ước đạt 6,5% là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng, theo các đại biểu đây là những điểm nổi bật trong báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao công tác điều hành của Chính phủ bởi trong bối cảnh giá dầu thô trên thế giới đã giảm rất sâu từ 100 USD/thùng, xuống chỉ còn khoảng 50 USD/thùng, làm hụt nguồn thu dầu thô lên tới 32.000 tỷ đồng nhưng chúng ta vẫn tiếp tục cân đối được ngân sách nhà nước và giữ được mức bội chi ngân sách nhà nước ở mức 5% GDP.
Có được những kết quả khả quan trên, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân do quá trình tái cơ cấu của chúng ta đã đạt được những két quả nhất định, đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Chúng ta đã giảm được nợ xấu và từ đó làm tăng được lưu thông tiền tệ, tín dụng, dư nợ tín dụng đã tăng trở lại, do đó đã tạo được vốn đầu tư tăng lên. Nhờ đó góp phần làm tăng trưởng kinh tế vượt kế hoạch đề ra.
Gia nhập sâu rộng vào các hiệp định kinh tế quốc tế, nhiều đại biểu đánh giá điều này vừa mở ra cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Để chủ động đón những cơ hội và vượt qua thách thức, đại biểu Đỗ Văn Vẻ đoàn Thái Bình cho rằng, doanh nghiệp phải chủ động chuẩn bị hành trang cho mình bằng sự hiểu biết, nâng cao mô hình quản trị, chú ý đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Về chính sách vĩ mô, ông Đỗ Văn Vẻ cho rằng, nước ta có thế mạnh về nông nghiệp, có tiềm năng cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng nông sản, tuy nhiên để phát huy lợi thế này cần có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước.
"Phải có sự hậu thuẫn của Nhà nước cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn để đưa ra những cơ chế chính sách cho phù hợp. Sửa lại một số dự luật có liên quan, phải tạo thuận lợi nhất đối với người nông dân, đối với cộng đồng doanh nghiệp. Ở tầm vĩ mô phải có một cơ chế hỗ trợ thực sự để phát triển ngành nông nghiệp của chúng ta không kém gì các quốc gia khác".
Một vấn đề được các đại biểu và nhiều cử tri quan tâm là thu chi và kỉ luật ngân sách. Đại biểu Bùi Đức Thụ, đoàn Lai Châu cho rằng, năm 2016, áp lực chi cho đầu tư phát triển, chi trả nợ là rất lớn. Nếu không tăng tỉ trọng chi đầu tư sẽ hạn chế tăng trưởng và phát triển. Do vậy, cần phải tái cơ cấu các khoản chi theo hướng giảm tỉ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách.
Theo ông Bùi Đức Thụ, Nghị quyết của Quốc hội từ năm 2014 về điều hành ngân sách năm 2015 đã yêu cầu cắt giảm những khoản chi chưa cần thiết, chưa thực sự cấp bách thì trong năm tới, Nghị quyết này cần tiếp tục được thực hiện quyết liệt và triệt để hơn. Liên quan đến việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế, đại biểu Bùi Đức Thụ cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần thiết cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế để thực hiện đảo nợ với các khoản vay ngắn hạn trong nước.
Đại biểu Bùi Đức Thụ khẳng định vay nợ nước ngoài để huy động tăng thêm nguồn lực cho nền kinh tế, có lợi thế vì dài hạn và lãi suất rẻ hơn vay trong nước, đang nói là nó không làm tăng dư nợ công và tăng nghĩa vụ trả nợ. “Có ý kiến cho rằng việc vay 3 tỉ USD làm tăng dư nợ công, tuy nhiên tôi cho là theo đề án của Chính phủ vay 3 tỉ USD nước ngoài phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế để đảo nợ các khoản vay ngắn hạn trong nước. Tức là để trả các khoản ngắn hạn, bản chất chính là đảo nợ, do đó không làm tăng dư nợ công”, đại biểu Bùi Đức Thụ nói.
Nhận định về những giải pháp cho 5 năm tới, một số đại biểu cho rằng, để hiện thực hóa các mục tiêu kế hoạch 5 năm tới mà Chính phủ đề ra, rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương. Nhu cầu đầu tư phát triển của Việt Nam là rất lớn. Việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế là cần thiết. Vấn đề quan trọng là sử dụng nguồn vốn như thế nào để phát huy được hiệu quả, để có nguồn thu tăng thêm./.
Theo VOV