您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Cò đất nếm đòn giang hồ vì “dội bom” tin nhắn_vdqg tnk 正文

Cò đất nếm đòn giang hồ vì “dội bom” tin nhắn_vdqg tnk

时间:2025-01-19 03:07:20 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Cò đất nếm đòn giang hồ vì “dội bom” tin nhắn_vdqg tnk

Áp lực bán hàng lớn buộc đội cò đất ra sức “dội bom” tin nhắn để mong gặp may tìm đúng khách hàng. Nhiều chuyện dở khóc dở cười cũng kéo theo với cách bán hàng gây không ít phiền toái này.

“Chỉ từ 1 cuộc gọi hỏi thông tin dự án,òđấtnếmđòngianghồvìdộibomtinnhắvdqg tnk sau đó là chuỗi ngày tháng tôi bị đeo bám. Mỗi ngày nhận không dưới 15 tin nhắn bán căn hộ. Sáng sớm đã có tin nhắn, đang họp bị gọi, thậm chí đêm cũng không tha. Nếu không phải số làm ăn thì tôi đã bỏ luôn rồi” - Anh Minh Tuấn (Q.1), ngán ngẩm kể lại.

Ông Ngô Quang Phúc, Phó Tổng Giám đốc Him Lam Land, cho biết, bản thân ông cũng nhận mỗi ngày không dưới 20 tin nhắn bán nhà đất. Rất nhiều người cảm thấy bực mình vì nhận tin nhắn liên tục. Tin nhắn rác không từ bỏ ai, thậm chí có những công ty, nhân viên mới vào nhắn tin bán nhà cho sếp mà không biết.

{keywords}
Tin nhắn rao bán nhà đất khủng bố điện thoại khách hàng

Có lẽ chưa bao giờ thông tin bất động sản đeo bám mọi người nhiều như hiện nay. Không chỉ tin nhắn, tờ rơi phát đến tận nhà, cài vào xe máy, băng-rôn treo cột điện, lên facebook cũng thấy quảng cáo nhà đất…

Anh Lộc Nguyễn, môi giới một công ty có tiếng tại TP.HCM, chia sẻ: “Ngày xưa spam 1000 số còn có 5 - 10 khách gọi. Giờ spam phải 100.000 số mới có kết quả đó. Tôi chỉ mong đóng luôn kênh này. Kênh này chủ yếu làm giàu cho nhà mạng chứ cả trăm nhân viên đổ tiền chạy mới có vài người có giao dịch. Nhưng có giao dịch thì môi giới vẫn tiếp tục, khó bỏ được nếu không có chế tài phạt nặng dịch vụ này”.

“Chạy spam tin nhắn bị chửi là hết sức bình thường. Có khách nhắn tin chửi, có người gọi lại chửi. Có lần một nhân viên mới vào nhắn tin gặp đúng dân giang hồ. Khách giả vờ hỏi mua rồi hẹn ra gặp café. Đến nơi mới biết gặp dân anh chị hăm dọa đòi đánh, may mà chạy thoát được…” - Anh Lộc Nguyễn cho biết.

Để kiểm soát tình trạng spam tin nhắn gây phản cảm, một công ty bất động sản có dự án sát quận Thủ Đức, đã buộc phải từ chối rất nhiều đơn vị phân phối. Đại diện công ty cho biết, nếu phát hiện nhân viên trong công ty spam tin nhắn thì sẽ bị cho nghỉ việc. Nhưng nếu cho môi giới bên ngoài vào phân phối thì sẽ rất phức tạp.

Theo các chuyên gia bất động sản, xu hướng spam tin nhắn sẽ giảm dần vì tính hiệu quả không còn như trước và một số doanh nghiệp uy tín dần dần sẽ hạn chế kênh này. Kênh tiếp thị online đã và sẽ lên ngôi trong thời gian tới. Hàng loạt website cá nhân để cung cấp thông tin, đưa ra các nhận định cho khách hàng tham khảo về dự án như: nhatpham.net, nguyenlochanh.com, datvietland.com… cũng trong xu hướng đó.

Theo ông Đoàn Thiên Việt, Giám đốc Công ty Địa ốc Đại Thắng, muốn tồn tại với nghề môi giới bất động sản phải tự thay đổi để thích nghi. Ai thay đổi sớm thì thành công sớm, ai chậm thì có thể thành công chậm hoặc thất bại. Trước đây ai biết SEO website là trùm về bán bất động sản. Nhưng khi có quá nhiều người theo xu hướng này thì cạnh tranh bị đẩy lên mức cao hơn.

“Điều quan trọng là phải nắm bắt được xu thế của thời đại, những cái gì phản cảm sẽ dần biến mất. Những kênh bán hàng đã thành truyền thống, nhưng thiếu hiệu quả cũng sẽ bị thay thế” - Ông Việt chia sẻ.

Quốc Tuấn

Sài Gòn: loạn rao bán lỗ căn hộ áp Tết