Việt Nam phấn đấu là nước thứ 2 ở ASEAN tiên phong về đô thị thông minh_kết quả bóng đá vô địch việt nam

Chiều 14/9/2016,ệtNamphấnđấulànướcthứởASEANtiênphongvềđôthịthôkết quả bóng đá vô địch việt nam tại trụ sở Bộ TT&TT, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã có buổi tiếp và làm việc với Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UB MTTQVN) Nguyễn Thiện Nhân.

Tập trung phân tích vào chủ đề tâm đắc là thành phố thông minh, đô thị thông minh, Chủ tịch UB MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh vai trò của Bộ TT&TT rất quan trọng vì thành phố thông minh gắn liền với CNTT-TT, một trong những lĩnh vực quản lý của Bộ TT&TT.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đặc biệt tâm đắc với việc xây dựng hệ thống thành phố thông minh, đô thị thông minh tại Việt Nam.

Đặc biệt đề cao tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển hệ thống đô thị thông minh ở Việt Nam, Chủ tịch UB MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân đề xuất 5 mục tiêu của đô thị thông minh gồm: Hiệu quả kinh tế ở các đô thị ngày càng cao (đến năm 2025, diện tích đô thị chiếm khoảng 10% diện tích cả nước, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50% dân số, tạo ra khoảng 75% GDP); Môi trường sống ngày càng tốt hơn; Người dân được phục vụ tốt hơn; Người dân tham gia quản lý đô thị và giám sát chính quyền; Thành phố phát triển bền vững.

Điểm nhấn quan trọng nhất trong bài thuyết trình về đô thị thông minh của Chủ tịch UB MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân là Chiến lược 2 cánh và 10 nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn 2016 – 2020.

Theo đó, cánh 1 là Quy hoạch thông minh thành phố phát triển bền vững, có 2 nhiệm vụ gồm Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và Quy hoạch thông minh, giám sát các tiêu chí phát triển bền vững.

Cánh 2 là Quản lý ngành thông minh – Công dân thông minh – Doanh nghiệp thông minh, gồm 8 nhiệm vụ: Quản lý Xây dựng thông minh; Quản lý Giao thông thông minh; Quản lý Môi trường thông minh; Chính quyền thông minh – Doanh nghiệp thông minh; Chính quyền thông minh – Công dân thông minh; Chính quyền thông minh – Dịch vụ thông minh (giáo dục, y tế, khu đô thị, điện, nước, du lịch, vận tải,…); Nông nghiệp thông minh; Quản lý trật tự - trị an thông minh.

Hiện cả nước đã có một số thành phố bắt đầu triển khai xây dựng Đề án thành phố thông minh như Huế (năm 2015); Đà Nẵng (7/2016); TP. Hồ Chí Minh (8/2016); Cần Thơ (9/2016)...

Để việc triển khai xây dựng thành phố thông minh, đô thị thông minh thực sự hiệu quả, khả thi và đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, Chủ tịch UB MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ TT&TT triển khai 3 việc.

Một là quyết liệt chỉ đạo việc xây dựng chính phủ điện tử, tiếp đến là chính phủ thông minh, xã hội thông minh.

Hai là giao Tập đoàn VNPT xây dựng phương án mẫu, giải pháp khung tương đối chi tiết để làm thành phố thông minh, sớm đi chào hàng.

Ba là về truyền thông, cần tích cực phản ánh nỗ lực của các địa phương đang làm đô thị thông minh.

“Hiện khu vực ASEAN mới có Singapore công bố mình là quốc gia thông minh vào năm 2014. Việt Nam quyết tâm làm CNTT, có thể phấn đấu để trở thành quốc gia thứ 2 trong ASEAN đi tiên phong về đô thị thông minh”, Chủ tịch UB MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân (bên phải) cho biết rất thích bức tranh tem do Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn trao tặng tại buổi làm việc.

Đồng quan điểm rằng xây dựng thành phố thông minh là xu hướng nổi bật, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định đô thị thông minh sẽ ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực quản lý đô thị, cải thiện hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng đô thị, giải quyết các vấn đề cấp bách của đô thị hiện đại, nâng cao đời sống của người dân.

“Chiến lược 2 cánh 10 nhiệm vụ mà Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nêu ra là tiền đề hết sức có giá trị để giúp ngành TT&TT, cơ quan quản lý nhà nước về CNTT - viễn thông, và các cơ quan quản lý chính quyền đô thị cả nước có nền tảng để tiếp tục phát triển đô thị thông minh”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh thêm.

Cho rằng xây dựng nhiều thành phố thông minh để hướng tới quốc gia thông minh là trách nhiệm rất lớn, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đưa ra 6 vấn đề các Bộ, ngành, địa phương cần làm trong thời gian tới là: 

Ngành TT&TT sẽ đánh giá đầy đủ tình hình ứng dụng CNTT tại các thành phố lớn để tạo cơ sở cho quá trình xây dựng thành phố thông minh;

Xây dựng khung các tiêu chí, tiêu chuẩn về thành phố thông minh (có mấy loại thành phố thông minh, thông minh đến đâu, thông minh ở cấp độ nào...);

Cải thiện hiện trạng ứng dụng CNTT ở Việt Nam nói chung và các thành phố hướng tới xây dựng thành phố thông minh để đáp ứng nhu cầu xây dựng thành phố thông minh;

Cần đặt hàng với các doanh nghiệp CNTT-TT lớn của ngành như VNPT, Viettel, MobiFone... để có đầu tư sớm cho công nghệ của thành phố thông minh, để sẵn sàng đáp ứng tiêu chí, yêu cầu về năng lực, chính quyền khi lựa chọn đối tác để xây dựng thành phố thông minh;

Sớm triển khai xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung của quốc gia và các thành phố;

Cùng với việc xây dựng thành phố thông minh, cần phải tiến tới xây dựng bộ ngành thông minh, chính quyền thông minh để cùng phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả.

World Cup
上一篇:Truy bắt người đàn ông xông vào nhà truy sát một phụ nữ ở Đắk Lắk
下一篇:Ăn chất béo để giảm cân