'Bước qua xác chết mà đi', cảnh kinh hoàng trên nóc nhà thế giới_kem victory
Một nhà leo núi có kinh nghiệm đã miêu tả khung cảnh trên đỉnh Everest bằng những từ ngữ gây bàng hoàng: “chết chóc,ướcquaxácchếtmàđicảnhkinhhoàngtrênnócnhàthếgiớkem victory tàn sát, hỗn loạn” – khi các nhà phiêu lưu bước qua các xác chết để chạm đến đỉnh cao nhất của thế giới.
Số lượng người chết đã lên đến con số 11 trong mùa leo núi này, sau khi một bác sĩ người Mỹ tử vong trên đường xuống từ đỉnh núi hôm 27/5, chỉ ít lâu sau khi chạm được đến đỉnh núi. Cùng ngày, một nhà leo núi người Úc được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh, nhưng đã sống sót khi được đưa xuống núi trên lưng một chú bò Tây Tạng.
Hàng trăm người xếp hàng nhiều giờ chờ tới lượt leo lên đỉnh Everest, vì lí do quá tải. |
Anh Elia Saikaly, một nhà làm phim, đã đến được Hillary Step, điểm dừng chân cuối cùng trước khi lên đến đỉnh núi, vào sáng sớm ngày 23/5. Đó là khi ánh bình minh tiết lộ một cái xác vô hồn của một nhà leo núi khác. Ở độ cao này, anh và đội nhóm của mình không có nhiều lựa chọn ngoài việc tiếp tục di chuyển. Trong đội của anh có cô Joyce Azzam, người phụ nữ Lebanon đầu tiên chinh phục “Bảy nóc nhà thế giới”. Họ đã lên đến đỉnh núi không lâu sau đó.
“Tôi không thể tin vào những gì tôi đã nhìn thấy trên đó”, anh Saikaly nói về những giờ cuối cùng trong hành trình của mình. “Chết chóc. Tàn sát. Hỗn loạn. Xếp hàng. Xác chết trên đường đi và trong những lều trại ở Trạm 4. Những người cố gắng quay lại nhưng cuối cùng cũng bỏ mạng. Nhiều người bị kéo xuống. Bước qua xác chết mà đi. Tất cả những gì bạn đọc trong những dòng headline giật gân, đều đã xảy ra trong đêm lên đỉnh của chúng tôi”.
Đến thời điểm hiện tại, mùa leo núi năm nay đã là mùa có số lượng người chết nhiều thứ 4 trong lịch sử. Các nhà leo núi cho rằng nguyên nhân xuất phát từ thời tiết xấu, sự thiếu kinh nghiệm, và đặc biệt là số lượng giấy phép nhiều kỉ lục được Chính phủ Nepal cấp phát. Thêm vào đó, quy định rằng mỗi nhà leo núi phải được đi kèm bởi một người Sherpa, đã dẫn đến việc có tới hơn 820 người thực hiện hành trình lên đỉnh núi.
“Có khoảng hơn 200 nhà leo núi cùng một lúc leo lên đỉnh”, anh Saikaly nói với tờ Guardian về chặng đi lên của anh. “Tôi đi qua một nhà leo núi đã tử vong… xác của người đó gắn chặt vào một điểm neo nằm giữa hai đường dây an toàn, và tất cả mọi người muốn leo lên đỉnh đều phải bước qua con người đó”.
“Rất khó cho những người đang sống ở mực nước biển, những người không phải nhà leo núi, những người chưa bao giờ ở trên độ cao quá 8.000m, để hiểu được tình cảnh đặc biệt lúc ấy. Khi bạn đang ở trên Everest và đang ở Vùng Tử thần, bạn gần như không suy nghĩ được gì hết… Và sẽ là một tình huống rất phức tạp khi bạn nhận ra rằng số phận của bạn có thể cũng sẽ giống như tâm trí của bạn lúc đó. Và với một hàng người đẩy bạn lên đỉnh núi, bạn không thể làm gì hết. Bạn gần như chẳng có lựa chọn nào ngoài việc bước tiếp”.
Đỉnh Everest mùa này. |
Cảnh tượng này xuất phát từ việc khung thời gian và số lượng người được cho phép leo lên đỉnh bị giới hạn, dẫn đến việc có một số lượng lớn các nhà leo núi mắc kẹt trong tắc nghẽn. Khung cảnh này đã được ghi lại trong một bức ảnh chụp bởi Nirmal Pujra vào sáng 23/5. Bức ảnh ghi lại cảnh hơn 100 người đang đứng đợi, nhiều người đứng đến 12 tiếng đồng hồ, để chờ đến lượt lên đỉnh núi. Ngày hôm đó, hơn 200 người đã lên đến đỉnh núi cao 8.848m.
Anh Chad Gaston, một nhà leo núi khác, người đã lên đỉnh núi thành công, miêu tả khó khăn trong việc đi qua những người đã hoàn toàn kiệt sức trên đường xuống núi. Anh nhớ rằng có một người đàn ông được “quấn như xác ướp với dây thừng buộc quanh người”. Anh viết: “Người đàn ông này không có phản ứng, và tôi chưa bao giờ thấy anh ấy mở mắt ra”.
Anh Gaston còn nhìn thấy một người đàn ông khác “ôm lấy ngực và cúi gập người xuống”. Anh nói: “Tôi đợi một lúc mà anh ấy vẫn không hề cử động, nên tôi đã lại gần. Anh ấy nói thấy khó thở, mặc dù tôi nhìn thấy mặt nạ oxy của anh ấy vẫn bình thường. Anh ấy ở trong tình trạng rất tệ, mặt tái nhợt, run rẩy và nói không rõ… Tôi rất tiếc phải cho biết tôi nghe nói anh ấy đã qua đời, đêm hôm đó trên đỉnh núi”.
Mười người nữa đã chết trong vòng một tháng qua, trong nỗ lực leo lên các đỉnh núi khác thuộc dãy Himalaya, đưa tổng số người thiệt mạng lên con số 21.
Một nhà leo núi người Australia được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh trên đỉnh núi, và hôm 28/5 đã được xác định là anh Gilian Lee. Người đàn ông đến từ thành phố Canberra, người đã sống sót qua một trận bão tuyết năm 2015 trên ngọn núi, đang cố gắng chinh phục nó lần thứ 4 mà không cần đến sự trợ giúp của oxy bổ sung. Anh được tìm thấy bởi một nhóm người Nepal. Một chú bò Tây Tạng đã chở anh khoảng 1.000m xuống núi, đến một phương tiện đỗ ở độ cao khoảng 5.600m. Anh được chở bằng máy bay đến một bệnh viện ở Kathmandu và được đưa vào khu vực theo dõi đặc biệt.
Cô Ameesha Chauhan, đến từ Ấn Độ, đã sống sót trở về từ Everest và hiện ở trong bệnh viện tại Kathmandu. |
Số lượng người chết tăng cao đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về việc liệu Everest có cần những quy định nghiêm ngặt hơn hay không, đặc biệt là về phía người Nepal, khi 381 giấy phép leo núi được phát hành năm nay.
Lượng người mong muốn chinh phục đỉnh Everest đã bùng nổ trong những năm gần đây, xuất phát từ sự tăng mạnh trong số lượng các nhà leo núi đến từ Ấn Độ và Trung Quốc. Hàng tá các công o núi giá rẻ đã ra đời trong khoảng 10 năm qua, với một vài công ty bị cáo buộc chuẩn bị sơ sài để cắt chi phí, hay giảm nhẹ yêu cầu về sức khỏe và kinh nghiệm của khách hàng.
Anh Alan Arnette, một nhà leo núi có kinh nghiệm đã chinh phục Everest, cho biết rằng các nhà leo núi phải chờ đợi nhiều giờ trên các đỉnh núi bị quá tải – gây áp lực lên nguồn cung oxy. Đây là nguyên nhân cho 5 trong số 21 trường hợp tử vong mùa này. Số còn lại có thể xuất phát từ việc rèn luyện kém, thiếu kinh nghiệm, các vấn đề sức khỏe bị che giấu và sự hỗ trợ không đầy đủ từ hướng dẫn viên.
“Hầu hết là do sự bất cẩn của các nhà leo núi”, một hướng dẫn người Sherpa nói. “Chính phủ nên đảm bảo rằng tất cả các nhà leo núi trong tương lai cần phải có kinh nghiệm chinh phục các đỉnh núi trước đó, trước khi cố gắng chinh phục Everest hùng vĩ”.
Anh Saikaly cho biết, có lẽ đây là lần cuối cùng anh thực hiện chuyến lên đỉnh Everest. “Năm nay tôi khá mất tinh thần, và tôi cũng lo nữa”, anh nói. “Tôi thật sự rất lo lắng cho những năm tới, cho trạng thái của ngọn núi và bao nhiêu mạng người nữa sẽ bị cướp đi.”
“Tôi không chắc rằng mình sẽ quay lại. Tôi biết chắc rằng trên đường leo lên đỉnh, chắc chắn tôi đã nghi ngờ liệu mình có thể quay về được không”.
Anh Thư
相关文章
Khóa xác thực của Việt Nam được được Microsoft khuyến nghị sử dụng
Sản phẩm VinCSS FIDO2 của Công ty TNHH Dịch vụ và An ninh mạng VinCSS thuộc Vingroup được Microsoft2025-01-10Huawei và nhân viên cũ tố nhau đánh cắp công nghệ
Theo Bloomberg, luật sư của Huawei tại phiên xét xử bắt đầu từ hôm qua 3/6 nói rằng đồng sang lập CN2025-01-10Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không gian mạng có rác, không dọn sẽ ảnh hưởng đến não người
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, vấn đề lợi dụng không gian mạng để gây hại đang2025-01-10Nokia 2010 sẽ xuất hiện trở lại vào năm sau
Theo những thông tin được tiết lộ thì phiên bản Remake của chiếc Nokia 2010 sẽ ra mắt vào năm tới để2025-01-10Nhận định, soi kèo Delhi FC vs Gokulam Kerala, 14h30 ngày 8/1: 3 điểm nhọc nhằn
Hồng Quân - 07/01/2025 14:28 Nhận định bóng đ2025-01-10Vì sao mua iPhone nghìn USD nhưng chỉ nhận 5 GB iCloud?
Tại sự kiện về giáo dục ngày 27/3, ngoài chiếc iPad mới dành cho nhóm người dùng là học sinh, sinh v2025-01-10
最新评论