Hiện Bộ TT&TT đã cấp phép cho triển khai 4G cho 4 nhà mạng là Viettel,ẽđấugiágiấyphépbăngtầkèo 2.5/3 là gì MobiFone, VNPT và Gtel trên băng tần 1800 MHz đã được cấp trước đó. Tuy nhiên, Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, khi các mạng di động cung cấp 4G trên tần số 2.6 GHz mới thực sự đem lại tốc độ cao cho 4G. Trong đợt đấu giá này sẽ có 4 giấy phép băng tần được cấp phép lần này, trong đó có 3 giấy phép là 40 MHz và có 1 giấy phép chỉ có 20 MHz. Cụ thể, khối băng tần A2-A2’: 2.510-2.530 MHz và 2.630-2.650 MHz sẽ có 40 MHz, khối băng tần B-B’: 2.530-2.550 MHz và/ 2.650-2.670 MHz có 40 MHz và khối băng tần C-C’: 2.550-2.570 MHz và 2.670-2.690 MHz có 40 MHz. Riêng khối băng tần A1-A1’: 2.500-2.510 MHz và 2.620-2.630 MHz chỉ có 20 MHz.
Hiện Việt Nam có 5 mạng di động là Viettel, MobiFone, VinaPhone, Gtel và Vietnamobile. Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, mỗi doanh nghiệp viễn thông sẽ chỉ được cấp phép 1 giấy phép 4G ở băng tần 2.6 GHz. Các doanh nghiệp trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp giấy phép sử dụng băng tần với thời hạn 15 năm. Doanh nghiệp trúng đấu giá, khi triển khai hệ thống thiết bị vô tuyến điện phải tuân thủ điều kiện sử dụng băng tần; Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật QCVN 47:2015/BTTTT về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện áp dụng cho các thiết bị thu phát vô tuyến điện; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm gốc thông tin di động phần truy nhập vô tuyến liên quan tới công nghệ LTE/LTE-Advanced; các giới hạn phát xạ đối với khối băng tần được cấp phép theo quy định tại phụ lục của Hồ sơ mời đấu giá.
Theo Cục Tần số Vô tuyến điện, trong lần đấu giá này không chỉ có 5 mạng di động hiện nay mới có quyền tham gia đấu giá mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng theo quy định của pháp luật về viễn thông cũng có thể tham gia đấu giá băng tần 2.6 GHz cho 4G. Như vậy, ngoài Viettel, MobiFone, VinaPhone, Gtel và Vietnamobile thì hàng loạt các doanh nghiệp khác như FPT, CMC… cũng có thể tham gia đấu giá băng tần 4G.
(责任编辑:Cúp C1)