(BDO) Nhiều câu hỏi được đặt ra,ênvàkhátvọngvươnlênlàmchủtrongthờiđạisốtỉ lệ cược nhiều câu trả lời thấu đáo và những chia sẻ cởi mở giữa lãnh đạo tỉnh và thanh niên Bình Dương mới đây đã giúp nhiều bạn trẻ nắm bắt kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thanh niên và xu hướng thị trường lao động hiện nay. Từ đó, xác định nghề nghiệp, việc làm để lập thân, khởi nghiệp và lập nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Tìm vốn cho khởi nghiệp Bạn Đặng Xuân Lợi, Cán bộ Thành đoàn Thuận An đã đặt câu hỏi về vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên hiện nay, có những hỗ trợ gì đối với thanh niên theo học nghề và đối với doanh nghiệp đào tạo nghề? Đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, tỉnh rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho thanh niên, thời gian sắp tới tỉnh chủ trương tiếp tục nâng cao các trường nghề trên địa bàn tỉnh, tạo cơ hội cho nhiều thanh niên có môi trường học tập, làm việc tốt.
Về vấn đề khởi nghiệp trong lĩnh vực nông thôn, bạn Lê Thị Hồng Phượng, Bí thư Đoàn xã Hiếu Liêm, Huyện Bắc Tân Uyên cho rằng hiện nay gặp một số khó khăn về vốn, kỹ thuật canh tác, chăm sóc và đặc biệt là vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giới thiệu cho thanh niên về các nguồn vốn vay ưu đãi, giới thiệu đến từng địa chỉ cụ thể để nắm bắt các chính sách hỗ trợ. Tỉnh cũng có nhiều chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, ocop và các đề án, chương trình đều được đưa về cho từng địa phương phụ trách. Thanh niên quan tâm có thể tìm đến phòng kinh tế, trung tâm dịch vụ ở các huyện để được đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ vật tư nông nghiệp để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông thôn. Quan tâm chuyển đổi số... Nhiều vấn đề khác liên quan thu hút nhân lực, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương cũng được thanh niên quan tâm. Bạn Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ TP. Thuận An đặt câu hỏi: “Hiện nay, một số lực lượng trẻ có trình độ cao của tỉnh thường đến TP.Hồ Chí Minh để tìm kiếm cơ hội phát triển và cống hiến. Nhiều sinh viên ra trường chỉ muốn bám trụ ở lại các thành phố lớn, chấp nhận làm trái nghề đã được đào tạo. Vậy tỉnh có cơ chế, chính sách như thế nào để thu hút nguồn lao động chất lượng cao về làm việc tại tỉnh?”. Hay như bạn Trương Đinh Ngọc Mai, Đoàn trường Đại học Bình Dương đặt vấn đề với lãnh đạo tỉnh và các sở ngành về chuyển đổi số trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học... Ông Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chia sẻ với thanh niên: “Sắp tới đây để xây dựng thành phố thông minh thì vai trò của thanh niên trong các tổ chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng. Theo kế hoạch, đến 1-6 tới, tỉnh sẽ không nhận hồ sơ giấy liên quan các thủ tục hành chính... Vì thế, cần phải có sự hỗ trợ rất nhiều từ các bạn trẻ. Để thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa, tổ chức Đoàn nên tính toán, đào tạo thêm lực lượng tình nguyện viên, nhất là tại các bộ phận 1 cửa để có những hỗ trợ, giúp người dân tiếp cận công nghệ”.
Ngọc Như
|