Cơ hội lớn
Trong khuôn khổ lễ trao giải cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”,ếnkếđểgiongbuồmđưakinhtếdulịchđườngsôngViệtNamrabiểnlớbong da .com báo VietNamNetđã tổ chức buổi tọa đàm mang chủ đề Giong buồm.
Tọa đàm mở ra với mong muốn kết nối những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, những người yêu sông nước,... cho hành trình phát triển kinh tế sông, kinh tế biển của Việt Nam.
Buổi tọa đàm có sự tham dự của 4 diễn giả gồm: ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bình Định F1; ông Đặng Bảo Hiếu, Chủ tịch Focus Travel, Chủ tịch HĐQT Ana Marina Nha Trang; ông Po Trần, Chủ tịch của chi hội East Saigon của Liên đoàn lãnh đạo trẻ toàn cầu JCI và nhà báo Hoàng Tư Giang, báo VietNamNet.
Tại buổi tọa đàm, ông Đặng Bảo Hiếu, Chủ tịch Focus Travel, Chủ tịch HĐQT Ana Marina Nha Trang khẳng định bản thân luôn có khát khao làm sao để dòng sông, mặt biển đem lại nguồn lợi chính đáng cho doanh nghiệp, cộng đồng, người dân.
Là doanh nghiệp hoạt động về du lịch, ông Hiếu bỏ nhiều thời gian nghiên cứu thị trường, thói quen du lịch đường sông quốc tế. Quá trình nghiên cứu, ông phát hiện Việt Nam đang bỏ lỡ một cơ hội rất lớn là du lịch đường sông.
Cùng nhận định, ông Po Trần chia sẻ, ở miền Nam, 60% sản phẩm du lịch của công ty do ông quản lý đến từ dòng sông Mekong. Hàng tháng, các sản phẩm du lịch đường sông của ông thu hút từ 500 - 800 khách nước ngoài.
Tuy nhiên, ông vẫn có những trăn trở trong lĩnh vực được nhận định có nhiều tiềm năng này. Một trong số đó là nhận được phản hồi từ du khách về việc những nơi họ được đưa đến có nhiều rác thải, các điểm đến chưa có biểu tượng, dấu ấn đặc biệt để du khách nhớ đến, quảng bá, giới thiệu,…
Trong khi đó, ông Trần Việt Anh trăn trở về việc các doanh nghiệp trong nước chưa có sự hợp tác tốt, đặc biệt là những doanh nghiệp cùng ngành. Theo ông, các doanh nghiệp vẫn hoạt động theo kiểu mạnh ai nấy làm rồi cạnh tranh với nhau về giá. Điều này khiến ngành du lịch đường sông gặp khó khăn, khó bứt phá.
Bình luận về tương lai, định hướng phát triển kinh tế đường sông ở Việt Nam, nhà báo Hoàng Tư Giang cho rằng, nước ta có rất nhiều sông. Tuy nhiên, tính theo GDP làm ra trên mỗi m3 nước, người Việt Nam kém nhất thế giới.
Ông Giang nêu dẫn chứng cho thấy, với mỗi m3 nước, người Việt Nam chỉ tạo ra được 2 USD trong khi người nước ngoài tạo ra đến 20 USD. Nhà báo Hoàng Tư Giang nhận định: “Chúng ta giàu có về tài nguyên nước. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết cách khai thác đúng mức.
Hơn thế, người Việt Nam còn lạm dụng, lợi dụng dòng sông và không tính đến việc phát triển bền vững”.
Đề cập đến câu chuyện phát triển bền vững, nhà báo Hoàng Tư Giang cho rằng điều quan trọng nhất là vấn đề thể chế, quy hoạch. Theo ông, cần tạo ra những cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp khai thác những dòng sông tốt hơn về mặt du lịch.
Hiến kế để giong buồm
Theo ông Đặng Bảo Hiếu, nếu theo đuổi vấn đề phát triển bền vững ngành du lịch sông nước cần phải xác định được 5 thành tố. Đầu tiên, đóng vai trò quan trọng là Nhà nước, tiếp theo là nhà kinh doanh. Các thành tố còn lại gồm nhà đầu tư, nhà địa phương và những người làm công tác truyền thông.
Ông nhấn mạnh: “Sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ của những thành tố trên sẽ tạo nên bức tranh toàn vẹn về phát triển bền vững.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy cũng cần thêm một từ khóa vào quá trình này. Đó là tình yêu với những con sông, tình yêu với công việc. Tình yêu ấy sẽ làm cho chúng ta có một khát vọng lớn lao hơn trong việc giong buồm, ra biển lớn”.
Đồng tình với nhận định của ông Hiếu, ông Po Trần cho rằng, sau khi có được tình yêu, thể chế, người làm du lịch cần tìm được “thuyền trưởng, tìm ra tấm la bàn” để con tàu du lịch đường sông đi đúng hướng, phát triển bền vững.
Tham dự tọa đàm, TS. Dương Đức Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Viện kiêm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch TPHCM đóng góp thêm từ khóa ngưỡng hội tụ cho quá trình nghiên cứu, thúc đẩy phát triển du lịch đường sông.
Ông nói: “Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch TPHCM đã bắt đầu nghiên cứu ngưỡng hội tụ của những dòng sông từ những năm 2007. Quá trình nghiên cứu, viện nhận thấy cộng đồng dân cư ven sông gần như là cộng đồng yếu thế. Họ luôn khát khao được tiếp cận thế giới bên ngoài và du lịch.
Đây là cơ hội để nhà đầu tư, doanh nghiệp khai thác bằng cách rút ngắn khoảng cách của cộng đồng dân cư ven sông với thế giới bên ngoài.
Với cách nhìn về ngưỡng hội tụ này, Viện đồng hành cùng Sở Du lịch TPHCM ra mắt mô hình du lịch cộng đồng ở Thiềng Liềng. Và, đây là một trong những sản phẩm gây thương nhớ cho du khách gần xa.
Quan điểm thứ 2 về ngưỡng hội tụ, theo tôi, đó là tránh sự đa dạng hóa những dòng sông. Bởi có dòng sông rất đẹp, rất lung linh nhưng cũng có dòng sông đang có những nguy cơ và thách thức của riêng mình.
Và trong bối cảnh ấy, chúng ta cần có quan điểm tiếp cận đa dạng để có thể giải quyết nó một cách tốt nhất”.
Cũng góp mặt tại buổi tọa đàm, trong vai trò thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch, TS. Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc Bamboo Airways khẳng định có những cơ hội để giúp ngành du lịch sông nước phát triển hơn, sinh ra nhiều lợi ích hơn cho các địa phương và cộng đồng xung quanh các dòng sông.
Để hiện thực hóa những cơ hội này, ông cho rằng, tất cả các địa phương phải có sự đầu tư nhiều hơn về trí tuệ, nội lực, tài chính, cơ chế,... Ông đề nghị các thành phố đẩy mạnh đầu tư vào việc quy hoạch cảnh vật ở 2 bên bờ sông thật đẹp. Điều này sẽ giúp tăng sản phẩm tham quan trên sông, thu về nhiều lợi ích.
Lắng nghe những trao đổi của các chuyên gia, diễn giả trong buổi tọa đàm, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa khẳng định, giong buồm là từ khóa mở để mọi người cùng suy nghĩ, đi đến nhiều ý tưởng.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, bà Ánh Hoa cho biết: “Việc tôn vinh, đánh giá nguồn lực tài nguyên sông nước ở nước ta đã được nhìn nhận. Tuy nhiên để khai thác đúng mức, đúng tầm nguồn tài nguyên này còn cần phải bàn thêm.
TPHCM cũng nằm trong bối cảnh chung này. TPHCM có định hướng rất rõ ràng rằng phải khai thác được đặc trưng là một đô thị bám sông và hướng biển. Một trong những khát khao của Sở Du lịch TPHCM là trong tương lai sẽ đưa du lịch sông nước thành một trong những sản phẩm đặc trưng của thành phố.
Tôi cũng đồng ý với từ khóa bền vững. Nếu chúng ta có cùng một tầm nhìn về hướng bền vững thì tất cả các hành động của chúng ta sẽ đi cùng một hướng”.
Sau khoảng 1 tiếng thảo luận sôi nổi, buổi tọa đàm với chủ đề Giong buồm kết thúc với những giải pháp hướng đến việc phát triển kinh tế sông, kinh tế biển của Việt Nam.
Các chuyên gia, diễn giả đều cho rằng, để có thể giong buồm đưa kinh tế sông, biển ra biển lớn, mỗi chúng ta cần thực hiện bằng một tình yêu sâu sắc với sông, với biển. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng cần tìm ra vị thuyền trưởng, tấm la bàn để con tàu du lịch đường sông đi đúng hướng.
Quan trọng hơn cả, các diễn giả nhận định cần có những thể chế, quy định để thực hiện việc giong buồm, vượt khơi một cách bền vững.
(责任编辑:Cúp C1)