Ấn tượng cách xử lý rác thải ở các nước văn minh_tin bong da 24/7
Người Nhật Bản nổi tiếng với nhiều quy tắc trong cuộc sống và hành động,Ấntượngcáchxửlýrácthảiởcácnướcvătin bong da 24/7 nên việc vứt rác cũng không ngoại lệ. Họ phân loại rất cẩn thận, theo 4 loại chính như rác nhựa, rác tái chế, đốt được và không đốt được, sau đó mới bỏ vào túi.
Ngày nào vứt rác loại gì cũng được thực hiện rất nghiêm chỉnh theo quy định. Nếu thực hiện không đúng, các nhân viên thu gom sẽ chừa rác lại để người vứt phải đem về phân loại cho chuẩn xác. Nếu tiếp tục vi phạm, người vứt rác sẽ bị nhắc nhở, bị kỳ thị và xa lánh.
Với việc bảo vệ môi trường đã trở thành ý thức và thói quen hàng ngày của người dân, Thụy Điển là quốc gia đi đầu về phân loại rác thải và vô địch về tái chế rác, "biến rác thành vàng".
Trung bình mỗi năm Thụy Điển có khoảng 4,4 triệu tấn rác thải nhưng chỉ 1% thải ra môi trường, còn lại được tái chế và đưa vào sản xuất thành các loại hàng hóa. Những loại không thể tái chế trực tiếp được đưa về nhà máy sản xuất điện để tạo ra điện và khí sưởi. Thụy Điển thậm chí phải nhập khẩu rác từ các nước khác như Anh và một số quốc gia châu Âu để có đủ nguyên liệu cho các nhà máy này hoạt động.
Ở Đức, việc phân loại rác rất quan trọng và là nghĩa vụ của tất cả mọi người. Dân chúng nơi đây phân loại rác theo chất liệu và bỏ vào các thùng có màu sắc đúng quy định để các nhân viên thu gom và đem đi tái chế. Đồ vật quá cồng kềnh không vừa thùng rác sẽ được thu gom riêng ở nơi quy định.
Nếu ai đó làm sai, họ sẽ bị hàng xóm hoặc người nhìn thấy báo cho cảnh sát. Trường hợp bị đưa ra tòa thì người phạm lỗi phải chịu mức án phí rất cao.
Ở Singapore, các quy định về vứt bỏ rác thải vô cùng nghiêm ngặt và những người vi phạm bị phạt rất nghiêm khắc.
Cụ thể, người xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa là 1.000 đôla Singapore, tái phạm thì mức phạt sẽ tăng lên 2.000 - 5.000 đôla và phải lao động công ích. Trong khoảng vài giờ, người bị phạt trong bộ quần áo sáng màu đặc trưng sẽ phải làm sạch nơi công cộng, ví dụ nhặt rác tại công viên, đôi khi phương tiện truyền thông địa phương được mời đến để ghi lại sự kiện.
Kết quả là đường phố Singapore luôn luôn sạch sẽ, ý thức bảo vệ môi trường của người dân rất cao.
Semakau Landfill |
Singapore nổi tiếng với đảo rác Semakau Landfill, nơi chôn rác nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Nhờ hệ thống này, từ 16.000 tấn rác mỗi ngày, sau khi đốt rác, Singapore chỉ cần bãi đổ rác cho hơn 10% lượng rác đó. Đặc biệt, nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác được dùng để chạy máy phát điện đủ cung cấp 3% tổng nhu cầu điện của quốc đảo này.
Thanh Hảo
相关文章
Dân Trung Quốc đắp hàng ngàn người tuyết trong cái lạnh thấu xương
Hơn 2.000 người tuyết đã được dựng lên tại một công viên ở Cáp Nhĩ Tân, "thành phố băng" của Trung Q2025-01-27Apple tăng trưởng mạnh tại Việt Nam
Apple vừa công bố báo cáo tài chính Quý 3/2022 (tính theo năm tài chính của hãng), cho thấy doanh th2025-01-27Làn sóng sa thải của ngành công nghệ Trung Quốc lan rộng, giấc mộng 'công việc trong mơ' tan vỡ
Khi Aaron Wang gia nhập ByteDance ở tuổi 25, cô nghĩ rằng mình đã tìm được công việc trong mơ. Làm v2025-01-2710 thực tế cuộc sống bạn phải nhớ
Mọi thứ đang thay đổi, bạn sống cuộc đời do chính bạn tạo nên, một vài thất bại luôn xảy ra trước kh2025-01-27Thế giới 24h: Tin sốc mới về tên lửa bắn rơi MH17
-Tình báo Đức đưa ra thông tin mới về tên lửa bắn rơi MH17; Chưa có nước nào nhận sở hữu chiếc tàu n2025-01-27Chỉ tiêu xét tuyển bổ sung vào trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 đều thông báo xét tuyển bổ sung.Trường ĐH Sư2025-01-27
最新评论