Nhận định trên được ông Lê Đăng Dũng - phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel đưa ra trong tham luận tại phiên thảo luận hôm nay,ủtịchViettelCácdoanhnghiệpnhưAmazonAlibabaGoogleđanglàmốiđedọavớinhàmạkqbd c3 ngày 16/1 của hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 ngành TT&TT được tổ chức tại Hà Nội.
Ông Lê Đăng Dũng - phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel phát biểu tại phiên họp sáng ngày 16/1 của hội nghị triển khai nhiệm vụ 2019 của Bộ TT&TT (Ảnh: M.Vỹ) |
Ông Lê Đăng Dũng nêu rõ, Viettel đã xác định định hướng chuyển đổi từ doanh nghiệp dịch vụ sang doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số.
Lý giải nguyên nhân các doanh nghiệp viễn thông, trong đó có Viettel phải thay đổi mô hình kinh doanh, ông Lê Đăng Dũng cho biết, những năm gần đây, lĩnh vực di động vốn là trụ cột của ngành viễn thông nhưng đang tăng trưởng chậm lại. Số liệu của McKinsey năm 2018 chỉ ra rằng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, doanh thu và lợi nhuận của các nhà mạng đang bị giảm 1%/năm trong giai đoạn 2011 - 2017. Ngành viễn thông Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Tại Việt Nam, tiêu dùng di động hầu như không tăng, năm 2018 chỉ tăng 0,8%.
Trong khi đó, các doanh nghiệp như Amazon, Alibaba, Google không phải là doanh nghiệp viễn thông, không có hạ tầng, không có khách hàng viễn thông nhưng lại tận dụng tốt hạ tầng viễn thông để tăng trưởng và phát triển, trở thành mối đe dọa với các nhà mạng. “Lời giải thích duy nhất là họ đã cung cấp các dịch vụ số cho xã hội, trong khi các nhà mạng chúng ta vẫn bằng lòng với việc cung cấp dịch vụ thoại và những byte bit”, ông Dũng nói.
Một mối đe dọa nữa theo phân tích của người đứng đầu Viettel là nếu các nhà mạng không thay đổi mô hình kinh doanh, tiếp tục sử dụng nhân lực công nghệ cao vào việc vận hành các lĩnh vực truyền thống, không có sáng tạo thì sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám.
Nhấn mạnh để tiếp tục duy trì vị thế của mình trên thị trường, các nhà mạng phải chuyển đổi mô hình kinh doanh và quy trình vận hành nhằm tìm kiếm nguồn tăng trưởng mới để tồn tại và phát triển, ông Dũng cho biết, chuyển đổi thành nhà cung cấp dịch vụ số được coi là chìa khóa mở ra sự tăng trưởng của nhà mạng. Nghiên cứu của Microsoft và IDC năm 2018 dự báo trong 3 năm tới, chuyển đổi số sẽ giúp nhà mạng tăng 20% năng suất lao động, giảm 21% chi phí, tăng 20% lợi nhuận, tỷ trọng doanh thu dịch vụ số sẽ chiếm 23% trong tổng doanh thu.
Phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel Lê Đăng Dũng cho biết, Viettel xác định sẽ chuyển đổi thành nhà cung cấp dịch vụ số với những hành động cụ thể. |