Dưới sự lãnh đạo của Đảng,ãikhúctrángcaNambộkhángchiếkết quả hạng 2 tây ban nha nhân dân Nam bộ nhất tề đứng lên, quyết chiến với quân xâm lược, giữ “Lời thề độc lập”. Ảnh: T.L
Chỉ 3 tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đêm 22 rạng ngày 23- 9-1945, thực dân Pháp nổ súng tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Đêm 23-9, Thường vụ Trung ương Đảng họp khẩn cấp, nhất trí với quyết tâm tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với tinh thần quyết chiến, nhân dân Nam bộ nhất tề đứng dậy xông ra mặt trận, mở ra một trang sử mới: “Nam bộ kháng chiến”.
Ngày 6-9-1945, phái bộ quân sự Anh đã có mặt ở Sài Gòn, theo sau gót quân Anh, binh lính Pháp cũng kéo vào. Chúng sử dụng tàn binh Nhật và bọn tay sai phản động vào việc khống chế, ngăn cản nhân dân tham gia các hoạt động ủng hộ chính quyền cách mạng; đồng thời phái bộ của quân Anh đã ra lệnh thả hơn 1.400 lính Pháp bị Nhật bắt hồi đảo chính, trang bị vũ khí cho chúng và hình thành những đơn vị lê dương rất hung hãn, ngang nhiên khiêu khích phá phách, cướp bóc tài sản của nhân dân rất trắng trợn…
Tiến đánh Sài Gòn, thực dân Pháp muốn tái diễn kịch bản của một thế kỷ trước, chiếm miền đất trù phú, đông dân này để làm bàn đạp thôn tính cả Việt Nam và Đông Dương. Thế nhưng, chúng đã lầm. Dù chỉ hưởng độc lập mới gần một tháng, nhưng những con người Việt Nam ở Nam bộ đã nối tiếp cha anh, xả thân cứu nước, sẵn sàng hy sinh giữ “Lời thề độc lập” mà họ đã cùng nhau thét vang tại Quảng trường thành phố ngày 2-9-1945.
Ngay trong đêm 22-9-1945, quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn đã quyết liệt đánh trả quân xâm lược. Sau khi “Lời kêu gọi kháng chiến” của Ủy ban Kháng chiến Nam bộ được truyền đi, nhân dân thành phố đã thực hiện “Vườn không nhà trống”, biến Sài Gòn thành một thành phố không điện, không nước, không chợ búa… Quân dân Sài Gòn đã hình thành 4 mặt trận bao vây nội đô: Mặt trận Thị Nghè, Mặt trận Bà Điểm - Tham Lương, Mặt trận Phú Lâm, Mặt trận Nhà Bè - Cần Giuộc… Thực hiện phương châm “Trong đánh, ngoài vây”, đội quân trang bị rất thô sơ đã làm quân viễn chinh nhà nghề Pháp phải điên đảo suốt hơn một tháng trong vòng vây của dân quân Sài Gòn - Gia Định. Xế chiều 24-9, một đội quân tiến theo đường Verdun (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám), tràn xuống trung tâm Sài Gòn, chiếm chợ Bến Thành, đánh thẳng đến đại lộ Bonard (nay là đường Lê Lợi), làm địch choáng váng...
Hòa trong khíthếquật khởi của Nam bộkháng chiến, quân dân ThủDầu Một cũng nhất tềđứng dậy chống lại thực dân Pháp quay trởlại xâm lược. Tỉnh ủy khi đó đã chỉthịcho các địa phương nghiêm túc chấp hành lệnh kháng chiến của Xứủy vàỦy ban Hành chính Nam bộ. Nhân dân khắp nơi trong tỉnh cùng lực lượng tựvệpháhủy công sở, pháhủy đường giao thông tiếp tế, xây dựng các phòng tuyến chiến đấu, bốtrílực lượng bảo vệđịa bàn. Trong các thôn xóm, chủtrương “tiêu thổkháng chiến”, thực hiện vườn không nhàtrống được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Ngày 23-10-1945, quân Pháp đánh chiếm tỉnh lỵ Biên Hòa. Phán đoán ý đồcủa địch, Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh ThủDầu Một đã cho nhân dân trong tỉnh triệt đểtản cư. Các cơ quan dân chính Đảng của tỉnh di chuyển vềvùng nông thôn. Xung quanh thịxãhình thành các mặt trận đểchặn đánh địch. Tại các đường phố trong thị xã, trước khi giặc chiếm đóng, truyền đơn của ủy ban kêu gọi đồng bào kháng chiến chống Pháp được dán, rải khắp nơi. Bàn ghế, tủ giường của đồng bào được vứt ra đường để làm vật chướng ngại cản địch...
Đây là cuộc đọ sức không cân bằng, giữa một bên là thực dân Pháp được trang bị các vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại có binh hùng tướng mạnh;một bên là nhân dân miền Nam với các vũ khí tự tạo thô sơ, lạc hậu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam bộ nhất tề đứng dậy, xông ra mặt trận quyết chiến với quân xâm lược để bảo vệ thành quả vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám.
Trong điều kiện ngặt nghèo của chiến tranh, bản lĩnh, trí tuệ của nhân dân Nam bộ càng tỏa sáng. Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, các chiến sĩ tự vệ công nhân, tự vệ thanh niên, các đội xung phong công đoàn, cảnh sát chiến đấu, công an xung phong… cùng toàn thể nhân dân miền Nam đã kiên quyết đứng lên. Chúng ta đánh Pháp bằng tất cả những thứ vũ khí có trong tay, từ gậy tầm vông vạt nhọn đến giáo mác với những cách đánh linh hoạt, sáng tạo khiến địch phải hoang mang, dao động. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: Một đạo quân dù tối tân đến đâu cũng chẳng đánh bại được thái độ cương quyết của cả một dân tộc.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược của quân và dân ta trong những ngày đầu ở Nam bộ có ýnghĩa rất to lớn, đã ngăn chặn một bước sự xâm lược của thực dân Pháp, đánh một đòn mạnh mẽ đầu tiên vào âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, hoàn thành tốt nhiệm vụ kìm giữ chúng trong thành phố và các thị xã trong một thời gian dài, góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền nhân dân, chủ quyền dân tộc; đồng thời tỏ rõ tinh thần yêu nước quật cường và tinh thần chiến đấu anh dũng để bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Ghi nhận và biểu dương tinh thần chiến đấu kiên cường của quân dân Nam bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ đã tặng đồng bào Nam bộ danh hiệu vẻ vang: “Thành đồng Tổ quốc”.
Tinh thần chiến đấu quật cường, khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết của toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn thách thức của ngày Nam bộ kháng chiến vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng sáng tỏ thêm ýnghĩa lịch sử. Đó sẽ là động lực to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân đồng tâm nhất trí, năng động, sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục thắp sáng ngọn lửa ngày Nam bộ kháng chiến năm xưa trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước hôm nay.
THU THẢO (tổng hợp)