Ngày 23/9,òngkimcôtrênchâncôngchúaHuaweilàthứgâytranhcãkèo celta vigo bà Mạnh Vãn Châu, người được mệnh danh "công chúa Huawei" đến dự phiên tòa thủ tục ở Vancouver, Canada, nơi bên nguyên công bố các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc bắt giữ, truy tố bà. Tuy nhiên, chi tiết được chú ý không phải là các tài liệu mà là hình ảnh chiếc vòng theo dõi đeo trên chân vị Cựu giám đốc tài chính của Huawei.
Mặc bộ váy tím và đi đôi giày cao gót thời trang, chiếc vòng đeo trên cổ chân giống như một chi tiết lệch tông trên cơ thể bà Mạnh. Đây là hình ảnh cho thấy hạn chế lớn nhất của bà trong gần 1 năm tại ngoại ở Vancouver: không được rời khỏi nơi cư trú.
Thiết bị theo dõi trên cổ chân sử dụng sóng di động và kết nối GPS để theo dõi vị trí của người bị giám sát theo thời gian thực. Tác dụng của việc này là đảm bảo người bị giám sát không vi phạm lệnh cấm rời khỏi nhà vào buổi tối, hạn chế đi vào hoặc rời khỏi một khu vực nhất định, tùy theo phán quyết của tòa án.
Vòng theo dõi gắn trên cổ chân bà Mạnh Vãn Châu. Ảnh: Reuters. |
Theo Guardian, thiết bị này ngày càng được sử dụng phổ biến tại Mỹ. Tỷ lệ sử dụng thiết bị theo dõi gắn cổ chân tại nước này tăng hơn 2 lần trong khoảng thời gian 2005-2015. Đây được coi là biện pháp áp chế sau khi ngồi tù với tội phạm, và cũng được áp dụng cho các trường hợp tại ngoại, án treo.
Thiết bị này khá quen thuộc với văn hóa Mỹ, được đưa vào phim nhiều lần. Trong phim Ant-Man and the Wasp, siêu anh hùng Scott Lang cũng phải đeo vòng theo dõi vì đứng về phe của Captain America trong phần phim trước đó là Civil War.
Không chỉ áp dụng với người vi phạm pháp luật, thiết bị này có thể được sử dụng đối với trẻ em khi có yêu cầu từ tòa án. Một số bậc cha mẹ cũng mua những thiết bị tương tự để theo dõi con em mình, đảm bảo chúng không ra khỏi nhà buổi tối hay đến các khu vực nguy hiểm.
Vòng theo dõi này được tích hợp hệ thống định vị và kết nối mạng để luôn thông báo vị trí theo thời gian thực của người bị theo dõi. Ảnh: NY Times. |
Tại bang Chicago, Mỹ, một số thiết bị theo dõi cho trẻ em gần đây có thêm micro thu tiếng và loa. Mục đích của chúng là để liên lạc với những em bị giám sát. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát lo ngại điều này có thể dẫn đến những nguy cơ về quyền riêng tư.
"Tôi không thể kể hết những nguy cơ có thể xảy ra từ việc theo dõi như vậy", bà Sarah Staudt, cựu luật sư trẻ em chia sẻ.
Là một thiết bị công nghệ, vòng theo dõi gắn cổ chân cũng không tránh khỏi những rủi ro về mất tín hiệu, hết pin khi đang sử dụng. Tháng 5, sự cố khi cập nhật phần mềm khiến hàng trăm vòng theo dõi tại Hà Lan mất tín hiệu.
Theo NU, để ngăn các nguy cơ cảnh sát Hà Lan đã phải tạm giữ nhiều người bị giám sát cho tới khi vụ việc được khắc phục. Đây không phải sự cố đầu tiên như vậy tại Hà Lan. Tháng 8/2018, sự cố mạng viễn thông khiến 60% số vòng theo dõi mất tín hiệu. Tại Hà Lan có khoảng 700 người phải đeo vòng theo dõi.
Do phải kết nối liên tục, thiết bị này cũng cần duy trì pin ổn định. Những người bị giám sát sẽ phải đảm bảo nó luôn có đủ pin mỗi khi ra ngoài, và rủi ro có thể xảy đến khi mất điện.
Vòng theo dõi có một lỗ cắm sạc, và người bị giám sát có thể phải sạc hàng ngày. Ảnh: Guardian. |
"Từ khi đeo thiết bị này lên, bạn có thể phải vào tù nếu như nhỡ một chuyến xe bus, thiết bị hết pin hay mất điện", ông James Kilgore, làm việc tại một tổ chức vận động bỏ thiết bị theo dõi nói với Guardian.
Ngoài ra, tùy theo quyết định của tòa, người bị giám sát có thể phải trả tiền cho công ty cung cấp dịch vụ. Với những người như bà Mạnh Vãn Châu, có thể bỏ ra 10 triệu USD để tại ngoại, con số này không đáng kể. Tuy nhiên, nhiều người không có đủ vài trăm USD để đóng khoản phí.
Ông William Edwards, 38 tuổi, từng bị bắt khi đi cùng một người quen có giấu ma túy trong người. Tuy sau đó không bị kết tội, ông vẫn buộc phải đeo thiết bị giám sát trong 4 tháng khi quá trình điều tra đang diễn ra. Chi phí mỗi ngày cho thiết bị này là 25 USD. Theo Guardian, khi bị giam lỏng ở nhà, ông Edwards liên tục bị người của công ty cung cấp dịch vụ gọi điện đòi trả tiền.
"Tôi cảm giác như bị những kẻ cho vay tín dụng đen đòi nợ vậy", ông Edwards chia sẻ.
Việc đeo thiết bị theo dõi còn những rủi ro khác như gây dị ứng da, không thể dùng với các loại máy chụp cộng hưởng từ hay X-quang, nhưng người bị giám sát cũng không được tự ý tháo thiết bị khi đang ra khỏi nhà.
Ngoài ra, nhiều thiết bị cũng không chống nước, do vậy không thể đi bơi hay đi tắm ở ngoài. Với phụ nữ, việc đeo thiết bị giám sát đồng nghĩa với không thể mặc những loại váy, quần ngắn hay giày cao cổ.
Willard Birts, sống tại Oakland, Mỹ, phải ngồi im 2 giờ mỗi ngày để sạc vòng theo dõi của mình. Ảnh: Guardian. |
Đối với những người phải đeo thiết bị giám sát trong nhiều năm, đây là một sự ám ảnh. Sarah Pickard, 32 tuổi và từng bị kết án vì giao cấu với trẻ em, cho biết cô phải đeo thiết bị này cho tới năm 65 tuổi mới có thể xin tòa bỏ án theo dõi. Cô đã đeo thiết bị khi sinh con thứ hai.
"Thật khó tưởng tượng việc phải đeo nó 30 năm nữa. Thực sự rất chán nản và mệt mỏi khi cả phần đời lớn của tôi bị theo dõi như vậy", Pickard nói với Guardian.
Với nhiều hạn chế và rủi ro, vòng theo dõi gắn cổ chân được ví như "một dạng đi tù khác". Ngồi gần một cột điện, chân bị "trói" theo khoảng cách từ ổ điện, ông Willard Birts biết rõ sự khó khăn. Mỗi ngày, vào 5h chiều, ông sẽ phải tìm một ổ cắm sạc, và ngồi chờ 2 tiếng để sạc đầy vòng theo dõi. Đó là chưa kể khoản tiền 840 USD mỗi tháng cho dịch vụ này, mà ông chia sẻ đã khiến mình trở thành người vô gia cư.
"Nó giống như sợi dây choàng qua cổ tôi vậy. Tôi còn chẳng đặt được chân thoải mái", Guardian trích lời ông Birts.