游客发表

Du lịch hay chỉ lo ‘sống ảo’ để ‘nuôi’ mạng xã hội, câu like?_xem.bong.da.truc.tiep

发帖时间:2025-01-27 11:43:25

Phạm Mỹ Anh (23 tuổi),ịchhaychỉlosốngảođểnuôimạngxãhộicâxem.bong.da.truc.tiep cựu sinh viên Đại học Hà Nội, quyết định dành một năm sau khi tốt nghiệp để đi du lịch.

Suốt 4 năm học, Mỹ Anh làm gia sư tiếng Anh với mức thu nhập khá. Tuy vậy, khác với nhiều người, 9X lên kế hoạch dùng toàn bộ số tiền đang có để đi du lịch “bao giờ hết thì thôi".

Mỹ Anh và Linh vốn là bạn thân suốt 7 năm nhưng chưa bao giờ có dịp đi chơi xa cùng nhau.

Một phần vì thời gian khác biệt, phần khác do điều kiện kinh tế. Mãi tới khi tốt nghiệp, họ mới sắp xếp được nên cả hai vô cùng trân trọng.

Thái Lan được chọn làm chuyến đi đầu tiên trong hành trình “Một năm tận hưởng” của Mỹ Anh cùng với Linh - người bạn thuở cấp 3 của cô.

Cả hai vô cùng hào hứng, cùng nhau đi mua trang phục và các đồ dùng cần thiết cho chuyến đi với hy vọng 6 ngày sắp tới sẽ đáng nhớ.

“Mọi thứ sẽ vô cùng tốt đẹp nếu Linh không phải cô gái ‘thích sống trên mạng hơn ngoài đời'”, Mỹ Anh kể lại với Zing.vn.

Kể từ khi ở sân bay, Mỹ Anh như được biến thành photographer riêng cho cô bạn của mình.

Linh nhờ bạn đồng hành của mình chụp ảnh từ khi đợi check-in tới cửa ra tàu bay rồi tới khi lên máy bay.

Đã vậy, cô còn thuộc tuýp người kỹ tính, chụp 50 tấm may ra ưng ý được một tấm. Lúc này, Mỹ Anh đã thấy bất ổn, liệu chuyến đi này của cô có được tận hưởng đúng nghĩa.

Linh là bạn thân, lại lần đầu đi cùng nhau, Mỹ Anh chưa nghĩ ra cách nào để từ chối khéo bởi vì biết đâu, Linh vui quá nên mới muốn ghi lại tất cả các khoảnh khắc như vậy.

Tuy nhiên, Linh thật sự khiến Mỹ Anh thất vọng. Trong cả chuyến đi, dường như Mỹ Anh không có giây phút nào được rời chiếc điện thoại. Mọi lúc, mọi nơi, Linh đều đòi chụp ảnh.

Du lich hay chi lo ‘song ao’ de ‘nuoi’ mang xa hoi, cau like? hinh anh 3
Với nhiều người, chuyến du lịch chỉ là một dịp để check-in, "gom" ảnh đăng Facebook dần dần. Ảnh: Healthplus.

Đỉnh điểm của sự bực bội là khi Mỹ Anh đã rất đói nhưng Linh vẫn một mực phải check-in, chỉnh màu kỳ công rồi đăng lên trang cá nhân.

Xong xuôi tất cả, cô mới cho bạn của mình dùng đồ ăn.

“Mình rất quý Linh. Cô ấy xinh xắn, giỏi giang nhưng quả thật, mình không bao giờ dám đi du lịch với cô ấy nữa. Cũng vì chuyến đi Thái Lan mà tình bạn giữa 2 đứa gặp vấn đề. Linh không hài lòng vì mình luôn mặt nặng mày nhẹ mỗi khi chụp ảnh còn mình thì vô cùng mệt mỏi khi có người bạn mê sống ảo như thế. Rốt cuộc, đi du lịch hay là đi ‘cúng’ mạng xã hội?”, cô gái 23 tuổi nói.

Phạm Mỹ Anh không phải người duy nhất cảm thấy mệt mỏi với thói quen kè kè điện thoại, máy ảnh bên mình để check-in mọi lúc, mọi nơi của nhiều người trẻ khi đi du lịch hiện nay.

Họ cho rằng đó là hành động “sống ảo” thái quá, trong khi mục đích chuyến đi nên là tận hưởng mọi thứ bằng tất cả giác quan của mình.

“Em mà sống ảo, anh bỏ em luôn”

Quen nhau đến nay được 6 năm, Thu Hà - Đức Tuấn được bạn bè nhận xét đúng chuẩn sinh ra là dành cho nhau.

“Mình luôn hỏi Tuấn thích gì, không thích gì, có điểm gì ở mình mà anh ấy chưa hài lòng. Hỏi rõ ràng vậy thì cả hai đều hiểu đối phương, từ đó ít cãi vã hơn", Hà chia sẻ với Zing.vn.

Cô cũng kể thêm Tuấn là người dễ tính, chẳng mấy khi để ý điều gì. Nhưng có một điều Tuấn luôn nhắc đi nhắc lại với Hà: “Em mà sống ảo, anh bỏ em luôn".

Nghe thì có vẻ kỳ cục là vậy nhưng theo quan điểm của Tuấn, Facebook, Instagram vốn chỉ là nơi bao giờ rảnh thì vào đọc tin tức, chia sẻ vài ba quan điểm linh tinh chứ không phải nơi “bán linh hồn".

Cả hai cũng đồng ý với quy định tự đặt ra là khi đi chơi, tuyệt đối không check new feed.

Nhớ lại buổi tối đang cùng nhau đi du lịch Hội An, Tuấn, Hà ghé một cửa hàng bán bánh bèo ở lề đường để dùng bữa tối. Tới đây, cả hai ngồi cạnh 2 cô gái tầm tuổi của họ.

Khi đồ ăn ra, 2 cô gái bàn bên bắt đầu lôi điện thoại ra chụp hình. Theo ký ức của Hà, dù chỉ ăn 2 người nhưng họ gọi rất nhiều, và chụp hình chừng 15 phút. Chụp xong, họ tiếp tục ngồi chọn filter chỉnh màu.

“Lúc đó, mình và anh Tuấn đã ăn xong, đang ngồi dùng trà rồi nhưng vẫn chưa thấy họ bắt đầu ăn. Thật sự là người ngoài, mà cảm thấy khó chịu thay. Đồ ăn để lâu cũng không còn ngon nữa”.

Du lich hay chi lo ‘song ao’ de ‘nuoi’ mang xa hoi, cau like? hinh anh 4
"Đăng ảnh vui thì được; chứ lấy like, comment ra để sống thì nên xem lại". Ảnh: Nytimes.

“Anh Tuấn quay ra nói mình: ‘Em mà thế này thì tự chia tay đừng để anh phải nói nhé’, bạn trai mình ghét mấy người sống ảo lắm”.

Lúc sau, để ý kỹ hơn, Tuấn, Hà thấy 2 cô gái cùng đăng ảnh trên mạng và ngồi check like, comment từng phút một. Họ chỉ ăn cho có và cũng chẳng phải food blogger gì.

“Cũng là người trẻ, nhưng mình thật sự sợ kiểu sống ảo bây giờ. Đăng ảnh vui thì được, chứ lấy like, comment ra để sống thì nên xem lại”, Hà nói.

Sao làm gì, đi đâu cũng phải đăng lên mạng?

Nguyễn Hà Trang (24 tuổi, Hà Nội), du học sinh Anh ngành Tài chính, chia sẻ với Zing.vn: “Hồi đó, mình chẳng biết chọn nước nào. Nên quyết định đi Anh để tiện cho việc du lịch châu Âu”.

Trang sinh ra trong gia đình khá giả, gia đình có công ty riêng. Cô nói thẳng với ba mẹ, con muốn đi du học để trải nghiệm, khám phá chứ học không phải mục đích chính và vẫn nhận được sự đồng ý của gia đình.

Hai năm ở Anh, Trang đặt chân tới 12 đất nước. Tuy nhiên, khi đã trở về Việt Nam, cô mới ghép 12 tấm ảnh - 12 biểu tượng và đăng trên trang cá nhân như một cách đánh dấu tuổi trẻ.

Trên trang cá nhân, Trang không đăng bất cứ tấm hình nào liên quan đến việc cô là người đam mê xê dịch.

Bạn bè thân thiết, gia đình đều thắc mắc Trang đi đâu, làm gì suốt 2 năm qua mà không khoe ảnh.

“Mình cũng thấy lạ, tại sao làm gì, đi đâu phải đăng lên mạng. Mình biết, mình vui và mình vẫn cập nhật tin tức với gia đình qua chat là được rồi", cô nói với Zing.vn.

Với Trang, những gì mình làm được là cho mình. Nếu cần thì khoe 1 lần là đủ. Mạng xã hội đâu thể mang lại được điều gì hơn là vài dòng comment, vài cái likes hay vài câu khen “ảnh đẹp thế”, “được đi nhiều thích quá”...

9X cũng nói thêm, hiện tại, mạng xã hội đã chi phối cách sống của người trẻ khá nhiều.

Điều này nói ảnh hưởng nhiều cũng không đúng, không ảnh hưởng cũng không phải.

Du lịch là tận hưởng, là cảm nhận. Tất cả ống kính đều không đẹp bằng mắt người.

“Mình đi 1 mình thấy đã lắm. Đi đâu cũng chậm, làm gì cũng chậm. Có khi còn nói với mẹ rằng con đang đi Ý 3 ngày, con tắt điện thoại để đi chơi, mẹ đừng lo nhé. Mình thật sự không muốn ai tác động đến mình khi mình đang tận hưởng, lại còn là mạng xã hội - một thứ thực mà ảo, thì lại càng không".

Du lich hay chi lo ‘song ao’ de ‘nuoi’ mang xa hoi, cau like? hinh anh 5
Hành trang, quan điểm du lịch của mỗi người mỗi khác. Ảnh: Freepik.

Thực tế, với sự phổ biến của smartphone và các loại camera ngày nay, mọi người đang chụp ảnh nhiều hơn bao giờ hết. Theo một nghiên cứu, khoảng 1,3 nghìn tỷ bức ảnh được chụp vào năm 2017. Mỗi ngày, người dùng Facebook tải lên mạng xã hội này khoảng 2 tỷ bức ảnh khác nhau.

Nghiên cứu của Kristin Diehl (ĐH Nam California), Gal Zauberman (ĐH Yale) và Alixandra Barasch (ĐH Pennsylvania) được công bố trên tạp chí Personality and Social Psychology cho rằng con người ngày càng thích chụp ảnh vì việc làm này có thể khiến các trải nghiệm thực tế trở nên thú vị hơn.

Art Markman, giáo sư tâm lý học nhận thức tại ĐH Texas, cho rằng những phát hiện từ nghiên cứu trên hoàn toàn có cơ sở.

“Khi chúng ta làm điều gì đó khiến mình được tham gia vào các hoạt động nhiều hơn, chúng ta sẽ cảm thấy gắn kết, hứng thú hơn với trải nghiệm đó", ông Markman nói.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều đồng ý với kết luận của nghiên cứu trên.

Nhiều người cho rằng thói quen chụp ảnh không những không giúp tăng cường trải nghiệm mà nó còn đang phá hủy sự gắn kết giữa chúng ta với thế giới thực.

Nghiên cứu của Tổng cục Du lịch Singapore chỉ ra rằng chụp ảnh và sử dụng mạng xã hội là hai trong số những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng kỳ nghỉ của một người.

Nói cách khác, mọi người đang dành quá nhiều thời gian, công sức để có một bức ảnh đẹp, thu hút trên mạng xã hội thay vì tận hưởng những trải nghiệm thực tế.

Nghiên cứu cho thấy một gia đình Australia chụp trung bình 77 bức ảnh mỗi ngày trong các kỳ nghỉ.

Trong hơn 1.000 người được khảo sát (tất cả đều là các bậc phụ huynh), hơn 2/3 thừa nhận đang sử dụng quá nhiều thời gian để chụp, chỉnh sửa và chia sẻ các bức ảnh lên mạng.

Craig Makepeace, người thành lập trang du lịch Travel Blog nói với Huffington Post Australia: “Tôi nghĩ tất cả bắt nguồn từ việc chúng ta mất cân bằng. Mọi người vừa muốn chụp ảnh để lưu lại những kỷ niệm trong điện thoại, máy ảnh nhưng đồng thời cũng muốn sống trong khoảnh khắc hiện tại”.

Ông cho rằng những thứ như smartphone khiến mọi người dễ bị phân tâm hơn. Vì không chỉ chụp ảnh, điện thoại thông minh khiến chúng ta sa đà vào việc chỉnh sửa ảnh hay kiểm tra tương tác của bạn bè với các bức ảnh mình chia sẻ lên mạng.

"Không ai muốn dành phần lớn kỳ nghỉ của mình chỉ để cắm mặt vào điện thoại hay máy ảnh. Cái bạn thực sự muốn là cảm giác hiện hữu và sống trọn từng giây phút đang trôi qua đó”, Ông Makepeace nói.

Du lich hay chi lo ‘song ao’ de ‘nuoi’ mang xa hoi, cau like? hinh anh 6
Điện thoại thông minh khiến chúng ta sa đà vào việc chỉnh sửa ảnh hay kiểm tra tương tác của bạn bè với các bức ảnh mình chia sẻ lên mạng. Ảnh: Imageillustration.

Đi du lịch mà không tận hưởng, ảnh đẹp để làm gì?

Phạm Hùng Phong (25 tuổi), nhân viên của công ty phần mềm tại Sài Gòn. Giống với nhiều bạn trẻ khác, Phong rất đam mê đi du lịch.

Tuy nhiên, đến giờ, sau 6 năm hành trình khám phá rất nhiều nơi khác nhau, Phong mới nhận ra hoá ra ngày trước, anh lầm tưởng về 2 chữ “tận hưởng”.

Trang cá nhân Phong có lượng tương tác lớn nhờ những tấm ảnh đẹp sau chuyến đi du lịch. Cũng vì thế, Phong càng cảm thấy có thêm động lực để phải chụp hình thật chuẩn.

Đôi khi, anh không biết mình đi du lịch để làm gì, để tận hưởng - đúng với mục đích ban đầu anh đặt ra hay để “nuôi" thật nhiều likes.

“Ngày ấy, mình xài điện thoại 30 triệu, máy ảnh 50 triệu, chưa kể thêm một loạt phụ kiện. Đi đâu mình cũng đặt vấn đề chụp hình lên đầu tiên. Có khi cả chuyến đi về, mình còn không biết khung cảnh thật sự ở ngoài thế nào mà chỉ nhìn tất cả qua ống kính", Phong nói.

Anh cũng kể thêm, lúc đó được bạn bè khen chụp ảnh đẹp thích lắm. “Ai cũng bảo mình sướng, được đi khắp nơi, mang về cả “rổ” ảnh đẹp. Nhưng ảnh đẹp, để làm gì?”

“Giờ nghĩ lại, mình thấy phí 6 năm qua. Lúc đó, mình chẳng có thời gian tận hưởng không khí ở vùng đất mới, trải nghiệm ẩm thực, hay tiếp xúc với con người. Có những hôm, đi cả ngày về, ghé cửa hàng tiện lợi mua chiếc bánh gối rồi về khách sạn chỉnh ảnh. Không thể tin được mình từng sống như vậy”.

Cho tới một ngày, Phong nói chuyện với ba.

Ba anh hỏi: “Dùng 6 năm để nuôi mạng ảo đủ chưa con. Giờ nuôi mình đi”.

Câu nói tưởng đùa mà thật của ba khiến Phong nhớ mãi. Anh mất cả tuần lễ chôn chân trong phòng, xem lại “núi” ảnh do chính tay mình chụp và cảm thấy trống rỗng.

Hoá ra, ảnh mãi mãi chỉ là ảnh, còn cảm xúc thật sự mới là thứ quan trọng nhất.

“Tất nhiên, du lịch là phải ghi lại khoảnh khắc để sau có cái mà nhớ lại nhưng không đồng nghĩa với việc nhìn ngắm, cảm nhận tất cả qua ống kính".



 

    热门排行

    友情链接