'Chàng trai không tai' và hành trình thắp lửa đam mê khoa học_ket qua hang nhat quoc gia

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-15 13:15:25 来源:Fabet 作者:World Cup 点击:153次

Phạm Đức Chinh sinh ra với tất cả những gì đau đớn nhất mà một đứa trẻ phải gánh chịu: dị dạng sọ mặt,àngtraikhôngtaivàhànhtrìnhthắplửađammêkhoahọket qua hang nhat quoc gia không có gò má, hở hàm ếch, không vành tai và ống tai, nhưng là con người đầy nghị lực vươn lên.

Biết Chinh là trường hợp khá đặc biệt được nhận học bổng của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) dành cho nghiên cứu sinh cao học xuất sắc, chúng tôi gọi điện xin hẹn gặp. Nhưng trước giờ hẹn tới 3 tiếng, Chinh bất ngờ gọi lại và lịch sự xin phép được chuyển giờ hẹn lên sớm hơn, địa điểm là... tầng hầm của Bệnh viện 108.

Giữa căng tin lấp lóa bóng áo blouse trắng, Chinh khiến người gặp lần đầu ngạc nhiên vì sự lạc quan và hóm hỉnh của mình. Trước cuộc đại phẫu - như lời Chinh nói đùa là để "hóa thiên nga", chàng trai 26 tuổi vẫn không ngừng nói về dự án nghiên cứu mà Chinh đang dồn tâm huyết, về ước mơ được hòa mình vào cộng đồng nghiên cứu thế giới.

Từ cậu bé bị trêu chọc tới top "khủng" nhất trường Bách Khoa

Phạm Đức Chinh sinh ra với tất cả những gì đau đớn nhất mà một đứa trẻ phải gánh chịu: dị dạng sọ mặt, không có gò má, hở hàm ếch, không vành tai và ống tai.

Gạt nước mắt, cả nhà Chinh gom hết tiền của, khăn gói từ Thái Bình lên Hà Nội, gõ cửa tất cả những bệnh viện lớn nhất thủ đô mới biết cậu bé bị mắc hội chứng Treacher Collins. Hơn 2 tuổi, đứa nhỏ gầy gò đã phải trải qua cuộc phẫu thuật đầu tiên trong đời chữa hở hàm ếch. Đó cũng là tất cả những gì người ta có thể làm cho chú bé. Việc phẫu thuật mở thêm ống tai cho Chinh quá nguy hiểm, không ai dám liều lĩnh. 

Vì cấu tạo tai không giống người thường, 3 tuổi, cậu bé Chinh mới có những phản xạ đầu tiên với âm thanh. Phải vài tháng sau, Chinh mới bật thốt tiếng gọi "bà" đầu đời. Phía ngoài cửa, những đứa trẻ cùng lứa với Chinh khi ấy đã chạy huỳnh huỵch, nói líu lo khắp xóm. 

7 tuổi, cậu bé Chinh dồn hết can đảm thỏ thẻ với bố mẹ muốn đến trường. Trong suy nghĩ con trẻ, ham học là điều không tồn tại. Chinh bảo, khi ấy, chuyện duy nhất cậu nghĩ là muốn được bao đứa trẻ khác, sáng sáng í ới gọi nhau cắp cặp đến trường. 

Ngôi trường nhỏ xã Đông Vinh, Thái Bình từ ấy có thêm câu học trò đặc biệt: tai nghe không rõ và giọng nói bị méo tiếng. Trong những ngày đầu tới lớp, cô giáo thường phải ra tận bàn đọc to từng chữ cho Chinh. Điều kỳ diệu là sau 2 tuần đầu đến trường, Chinh được cô phê: Có khả năng học được, tiếp thu bài rất nhanh. Tới lúc đó, cả nhà mới thở phào về cậu con trai nhỏ.

Chinh vẫn nhớ, vì khuôn mặt không giống mọi người, những đứa trẻ trong làng thỉnh thoảng vẫn trêu chọc Chinh. Càng lớn, những lời trêu đùa càng xuất hiện nhiều. Hỏi Chinh những lúc ấy có buồn không, ngạc nhiên là Chinh lắc đầu. Điều duy nhất khiến Chinh buồn là có những việc vì hạn chế sức khỏe mà Chinh không thể làm tốt. 

Trong những năm tháng ở trường, có 2 môn học luôn làm khó Chinh là Tiếng Anh và Thể dục. Thể chất Chinh vốn yếu, hô hấp khó khăn, ngồi học khoảng 2 tiếng đồng hồ như mọi người là mệt, hoạt động mạnh càng không thể. Còn với Tiếng Anh, Chinh phát âm bình thường còn khó, huống chi tiếng nước ngoài.                                     

Đổi lại, những môn học khác, cậu học trò luôn đạt điểm giỏi, thậm chí xuất sắc. Chinh từng đoạt giải 3 môn Hóa học cấp tỉnh và sau đó thi đỗ vào Đại học Bách khoa Hà Nội với số điểm cao chót vót 25,5 điểm. Năm 2017, anh tốt nghiệp loại giỏi, nằm trong top 20 của trường. 

Người đồng hành trên hành trình khoa học

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

    相关内容
    精彩推荐
    热门点击
    友情链接