CMC được định hướng phát triển theo tương lai số từ nhiều năm trước_bảng xếp hạng giải hạng 2 hàn quốc
Trong trao đổi tại buổi tọa đàm chủ đề “Cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội thúc đẩy kinh tế Việt Nam” được Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam (ICT Press Club) tổ chức mới đây,đượcđịnhhướngpháttriểntheotươnglaisốtừnhiềunămtrướbảng xếp hạng giải hạng 2 hàn quốc ông Vũ Thành Nam, Trưởng nhóm nghiên cứu BigData của CMC đã nêu quan điểm, cách hiểu của CMC về cuộc CMCN 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu: CMCN 4.0 dựa trên một số nền tảng chính gồm chuyển đối số; công nghệ sinh học môi trường; vật lý, in 3D, Robotics.
“Với CMC, từ nhiều năm trước, thời còn cố Chủ tịch Hà Thế Minh, anh Minh đã định hướng cho CMC đi theo tương lai số, bởi chúng ta có trụ cột CNTT liên quan đến chuyển đổi số. Với định hướng này, CMC đã đầu tư nguồn lực của mình để tiếp cận được với các trình độ công nghệ tiên tiến và áp dụng những thành quả đó đem lại lợi ích cho khách hàng”, ông Nam cho biết.
Tuy nhiên, cũng theo Trưởng nhóm nghiên cứu BigData của CMC, trong quá trình nghiên cứu và triển khai các giải pháp cho khách hàng, CMC đã nhận thấy ở Việt Nam hiện vẫn tồn tại một số khó khăn, thách thức. Trước hết, đó là khoảng cách giữa ý tưởng nghiên cứu với ứng dụng thực tế còn khá xa.
Ông Nam cho hay: “Ngoài công việc tại CMC, tôi có tham gia giảng dạy đại học, tôi thấy rằng khoảng cách giữa nghiên cứu lý thuyết trong các trường đại học với ứng dụng thực tế vẫn còn xa. Các cơ quan nhà nước và các hiệp hội cần có giải pháp để giảm khoảng cách giữa nghiên cứu với thực tế. Ở CMC, năm 2015, Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC đã được thành lập với mục đích làm sao để giảm khoảng cách giữa nghiên cứu và thực tế, để gần khách hàng hơn, hiểu được nhu cầu khách hàng; mặt khác có thể hợp tác với các Trung tâm nghiên cứu của ĐH Bách khoa Hà Nội hay ĐH Quốc gia Hà Nội nhằm đưa ra những giữa pháp ứng dụng các công nghệ mới AI, BigData đem lại ích lợi cho khách hàng”.
Khó khăn, thách thức lớn thứ hai của các doanh nghiệp công nghệ Việt trong cuộc CMCN 4.0, theo đại diện CMC, chính là việc thiếu hụt thông tin, dữ liệu. Ông Nam nhận định: “Nếu như trong thế kỷ 20, ai có dầu lửa thì người đó làm vua. Còn trong cuộc CMCN 4.0, ai có dữ liệu, thông tin thì người đó là vua. Nhiều nước trên thế giới đã hướng đến nền tảng dữ liệu mở, tức là phải chia sẻ dữ liệu thì mới có thể có được kết quả. Hiện nay, các hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới như Google, Facebook… khi có công nghệ mới đều đã cung cấp để cộng đồng có thể sử dụng. Việc này vừa vì cộng đồng và cũng vì chính họ”.
Nhấn mạnh vấn đề quan trọng nhất chính là dữ liệu, vị Trưởng nhóm nghiên cứu BigData của CMC Vũ Thành Nam cho rằng: “Phải làm thế nào để chúng ta có thông tin và học được từ đó. Nếu chúng ta biết cách chia sẻ thì sẽ rất nhiều người hưởng lợi, còn nếu chúng ta giấu dữ liệu đi thì chúng ta sẽ không có gì để học. Chẳng hạn như, Chính phủ có thể cung cấp các dữ liệu về xuất nhập khẩu, tình hình thị trường, các doanh nghiệp có thể dựa trên dữ liệu đó để phân tích xem chiến lược của mình như thế nào là tốt, có thể dự báo được thị trường, đưa ra những hoạt động tối ưu hơn”.
本文地址:http://pro.rgbet01.com/news/00f299722.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。