Năm 2015,ânsáchtừthuếthaydầuthôĐâulàcộinguồncủagiảiphángoại hạng bhutan giá dầu thô lao dốc mạnh, từ mức hơn 100 USD đã giảm xuống còn khoảng 32 USD. Tổng số thu từ dầu khí đã giảm từ 107.000 tỷ đồng năm 2014 xuống còn 66.000 tỷ đồng trong năm 2015, chỉ bằng khoảng 67% so với dự toán. Con số này đã ở mức thấp hơn cả phần nợ đọng thuế (76.000 tỷ đồng).
Tương lai khó đoán định của ngành dầu thế giới đã được nhiều chuyên gia cảnh báo, và Chính phủ cũng tìm giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực, nhất là với nguồn thu Ngân sách Nhà nước. Đa dạng hóa nguồn thu, tăng thu từ nội địa... được xem là những giải pháp ổn định, mang tính dài hạn.
Xu hướng tăng thu từ thuế, phí, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân không chỉ có ở Việt Nam mà còn được được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Làm một phép so sánh đơn giản, thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, mức đóng góp của thuế phí tại Thái Lan là 23%, Indonesia là 16,6%, Lào 23,4%, Malaysia là 24,5%, Ấn Độ là 19,5%... Riêng con số ở Việt Nam mới đạt 15,6%.
Tuy nhiên, việc tăng nguồn thu nội địa, nhất là với thuế phí không phải chuyện dễ dàng, nhất là khi Việt Nam đang áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ và ưu đãi doanh nghiệp, nhằm tăng thu hút đầu tư nước ngoài cũng như trong nước. Hơn nữa, theo TS. Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dù nhu cầu cần chi cho an sinh xã hội và phát triển cao, nguồn thu cân đối yêu cầu phải lớn nhưng Việt Nam hiện vẫn chỉ là một nền kinh tế có quy mô nhỏ, có giá trị chưa đến 200 tỷ USD, nên áp lực đảm bảo cân đối lại càng lớn.