Một thực đơn hợp lý,ếđộdinhdưỡngchongườiviêmđạitràbòngdanet lành mạnh không những giúp người bệnh giảm bớt được những cơn đau mà còn hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh đại tràng.
Dưới đây là lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người viêm đại tràng.
Người viêm đại tràng nên ăn gì?
Người viêm đại tràng nên hạn chế ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng. Cũng không nên ăn nhiều thịt, vì thịt có nhiều protein (đạm) là nguyên nhân dễ gây ra rối loạn tiêu hóa. Nên ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt là đồ luộc.
Người bị viêm đại tràng cần cung cấp đủ các thực phẩm cần thiết để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, năng lượng, không nên kiêng khem quá, tránh tình trạng suy dinh dưỡng. Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: chất đạm: 1g/1kg/1 ngày; năng lượng: 30-35 kcal/kg mỗi ngày tùy theo bệnh nhân; chất béo: ăn hạn chế, không quá 15g/ngày; đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
Nên ăn những thực phẩm giàu đạm như cá, thịt nạc xay, thịt gia cầm, đậu phụ, giá đỗ, đặc biệt là các loại thực phẩm xanh giàu đạm thực vật (như tảo spirulina, rau chùm ngây, rau ngót), sữa đậu nành, các loại sữa tách béo,… Đây là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu.
Nên bổ sung các loại rau quả xanh có chứa nhiều vitamin như: rau ngót, rau muống, rau cải,…có tác dụng nhuận tràng rất tốt giúp bệnh nhân giảm được những đau đớn khi đi vệ sinh.
Khi bị táo bón: người bệnh nên ăn nhiều các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ hòa tan dễ tiêu như chuối, bơ, khoai lang, khoai tây, rau mùng tơi, rau đay, bí đỏ, đậu đỏ, đậu đen,…
Khi bị tiêu chảy, phân mùi chua: nên hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ lên men như dưa cà muối, sữa chua,…
Nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Bổ sung các loại đồ uống lành mạnh như sinh tố, nước ép rau quả, nước lọc…
Các thực phẩm dành cho người viêm đại tràng nên chế biến dưới dạng hấp, luộc hoặc kho. Hạn chế các món chiên, xào, rán, các loại nước có ga, chất kích thích... Ngoài ra, người bệnh không nên ăn các món ăn lạ, không bỏ bữa, không ăn quá nhiều một bữa gây quá tải cho hệ tiêu hóa và dễ đầy bụng, chướng hơi, dễ bị đi ngoài.
Dưới đây là gợi ý về một thực đơn trong 3 ngày dành cho người viêm đại tràng:
Phương pháp hỗ trợ cải thiện viêm đại tràng
Khi bị viêm đại tràng, ngoài một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, người bệnh cũng cần phục hồi và tái tạo lớp niêm mạc đại tràng. Vì khi bị viêm, lớp niêm mạc đại tràng vốn đã bị tổn thương lại vẫn phải thường xuyên tiếp xúc với các độc chất từ thức ăn và virus, vi khuẩn, ký sinh trùng nên rất dễ bị kích ứng và tái phát trở lại.
Lợi khuẩn Bifido giúp tái tạo lớp lá chắn bảo vệ đại tràng
Muốn tái tạo lớp lá chắn bảo vệ đại tràng cần tăng cường bổ sung lợi khuẩn. Đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido) vì đây là lợi khuẩn chính yếu, chiếm 99% tổng số lợi khuẩn đường ruột, lại cư trú chủ yếu ở đại tràng.
Khi uống đủ một lượng lợi khuẩn Bifido sẽ nhanh chóng bám lên chỗ loét, tiết ra chất nhờn giúp bảo vệ vết loét và chất kháng sinh tự nhiên giúp vết loét mau lành. Đồng thời, lông nhung cũng mọc trở lại, tao nên một lớp lá chắn kép bảo vệ vết loét mới lành, nên thức ăn hay chất thải, chất độc hại đi qua vết loét không chạm hay ngấm được vào vết loét. Do vậy, người bệnh sẽ giảm các triệu chứng đạu bụng, đau quặn bụng, hết chướng bụng, đầy hơi.
Tuy nhiên, lợi khuẩn Bifido lại bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi đi qua môi trường axit của dạ dày. Chính vì vậy, các nhà sáng chế Nhật Bản đã phát minh ra men vi sinh Bifina sử dụng công nghệ bảo vệ SMC (Seamless Micro Capsule) - bảo vệ lợi khuẩn sống trong viên nang hình cầu liền mạch không vết nối, có 2 lớp màng bọc kép kháng axit, đưa được lợi khuẩn sống Bifido đi qua axit dạ dày vào tận ruột non và đại tràng, đạt tỷ lệ trên 90%.
Bổ sung lợi khuẩn Bifido trong men vi sinh Bifina Nhật Bản giúp người mắc viêm đại tràng có thể sống hòa bình với bệnh thoải mái, yên tâm ăn uống, du lịch, tiệc tùng, bụng dạ nhẹ nhõm, êm ru, giảm các cơn đau..
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Men vi sinh Bifina Nhật Bản hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, tăng cường chức năng tiêu hóa. Thành phần: lợi khuẩn Bifidobacterium (Bifido), lợi khuẩn Lactobacillus và chất xơ hòa tan Oligosaccharide.
|
Nguyễn Vinh