Nợ xấu,ậptrungkiểmsoátlạmphátgiảiquyếtnợxấuhàngtồfreiburg đấu với hoffenheim hàng tồn kholà những vấn đề “nóng” được các đại biểu Quốc hội đề cập đến trong phiên thảoluận về tình hình kinh tế - xã hội 2012, sáng 30-10. Các đại biểu đều cho rằng,kinh tế - xã hội năm 2012 đã chuyển biến tích cực đúng hướng khi kinh tế vĩ môđược bảo đảm, lạm phát được kiềm chế, tăng trưởng ở mức hợp lý, lãi suất ngânhàng giảm, niềm tin của nhân dân, doanh nghiệp được củng cố. Tại phiên thảoluận trên, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương có bài phát biểu của tiến sĩHuỳnh Ngọc Đáng), Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương xoay quanhnhững vấn đề trên, Báo Bình Dương xin trân trọng giới thiệu nội dung bài phátbiểu này.
Báo cáo của Chính phủ cho thấy, tổng thể bức tranh kinh tế -xã hội đất nước ta năm nay (2012) và năm tới còn thiếu các gam màu sáng. Chúngta thật sự lo lắng với các khó khăn, thách thức. Trong đó nổi bật là tình hìnhkinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, kết quả kiềm chế lạm phát chưa thật vững chắc;doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, khó vay vốn tín dụng, hàng tồn kho lớn. Nợxấu có xu hướng tăng. Tái cơ cấu nền kinh tế mới chỉ là bước đầu. Đời sống mộtbộ phận nhân dân còn rất thấp. Đó còn là tình hình thu ngân sách sụt giảm, bộichi ngân sách tăng, nợ ngoài nước của quốc gia dự kiến đến cuối năm 2013 có thểlên đến đỉnh điểm là 1.525.800 tỷ đồng bằng 45,2% GDP. Tuy nhiên, các dấu hiệumới của tình hình kinh tế - xã hội cũng đáng lạc quan: Trong hệ thống chính trịsự đồng thuận cao hơn; bước đầu đã phát hiện và ngăn chặn hoạt động khuynhloát, đầu cơ, phá hoại nền kinh tế của một số nhóm lợi ích; tự phê bình và phêbình trong nội bộ có chiều hướng tích cực... Những tín hiệu lạc quan đó rấtđáng trân trọng, có tác dụng khôi phục và củng cố niềm tin. Trong tâm thế vừalo lắng nhưng cũng rất lạc quan đó, tôi xin phép được có ý kiến về một số vấnđề như sau:
1. Chung quanh việc xử lý hàng tồn kho
Chính sách để xử lý hàng tồn kho cần toàn diện, tôi nhất trívới các giải pháp của Chính phủ. Theo tôi, cần giảm áp lực cạnh tranh của hàngtồn kho với hàng ngoại nhập, nhất là hàng nhập lậu. Tại sao thép của ta tốthơn, đang tồn kho nhiều nhưng ta lại cho nhập thép của Trung Quốc, chất lượngkém hơn, nhờ tránh được thuế nên có giá thấp hơn, làm ngành thép của ta điêuđứng. Ví dụ điển hình này cho thấy, Bộ Công Thương cần thật sự quan tâm giúpdoanh nghiệp Việt nhiều hơn. Tương tự như vậy, nhiều chủng loại hàng hóa củaTrung Quốc, từ trái cây, gà loại thải đến các loại hàng tiêu dùng khác có chấtlượng vừa kém vừa độc hại, lại nhập lậu tràn lan, giá rẻ bất ngờ, đã cạnh tranhkhốc liệt với hàng trong nước, dẫn đến hàng tồn kho lớn. Hàng nhập nào khôngqua biên giới, không vào cửa khẩu, vậy thì trách nhiệm của ngành hải quan ởđâu? Ở đây, tôi cũng xin giới thiệu với Quốc hội một văn bản hành chính liênquan cần xem xét điều chỉnh để góp phần giảm hàng tồn kho. Tháng 11-2006, Thủtướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg “về việc quản lý hoạtđộng thương mại biên giới với các nước có chung biên giới” trong đó ở điều 5 vềchính sách thuế có mục 2 quy định: “Riêng hàng hóa do cư dân nước có chung biêngiới sản xuất nhập khẩu vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới hìnhthức mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế nhập khẩu nếu giátrị hàng hóa đó không quá 2.000.000 đồng/1 người/1 ngày.” Như vậy, với điềukhoản này, mấy vạn cư dân biên giới mỗi ngày sẽ khuân về Việt Nam hàng ngàn tấnhàng hóa các loại của Trung Quốc. Chính lượng hàng có giá rẻ vì được miễn thuếnày góp phần bóp chết ngành sản xuất Việt Nam, đẩy hàng Việt Nam vào kho. Cóthể lúc mới ban hành văn bản, điều khoản trên là phù hợp, giúp cư dân biên giớicủa ta có công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nhưng nay tình hình đãkhác, điều khoản này có hại cho nền kinh tế đất nước. Tôi xin kiến nghị Chínhphủ xem xét điều chỉnh hoặc thu hồi văn bản này.
Đại biểuHuỳnh Ngọc Đáng cho rằng cần rà soát, phân loại để xử lý có hiệu quả nợ xấu
Cũng theo tôi, khái niệm hàng tồn kho lúc này không chỉ làcác loại hàng hóa vật tư chưa bán được còn nằm trong kho mà còn bao gồm cả gầnmột trăm ngàn căn hộ chung cư các hạng đang ế ẩm, trơ gan cùng tuế nguyệt, mặccho mưa nắng dập vùi. Mỗi căn hộ đó nếu chỉ tính giá chừng 2 tỷ đồng thì đã cógần 200.000 tỷ đồng đang phơi mưa, phơi nắng. Vừa qua, Bộ Xây dựng đã có nhiềunỗ lực và năng động nhằm cải thiện tình hình này. Điều đó rất đáng biểu dương.Thực tế cho thấy tuy còn nhiều khó khăn nhưng tình hình không phải là không cólối ra. Chúng ta hy vọng và tin rằng với nhiều nỗ lực cao hơn tình hình hàngtồn kho và bất động sản ế ẩm sẽ có bước cải thiện quan trọng.
2. Chung quanh vấn đề xử lý nợ xấu
Có người ví nợ xấu hiện nay như cục bướu ác tính của nềnkinh tế. Trên báo chí lần lượt xuất hiện nhiều ý kiến của các chuyên gia về nợxấu. Được biết Hội nghị Trung ương vừa qua đã có nghị quyết giao cho “Ban cánsự Đảng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu”. Còn Báocáo tóm tắt của Chính phủ do Thủ tướng đọc trước Quốc hội thì nêu: “Nghiên cứuthành lập công ty xử lý nợ”. Nhưng trong báo cáo đầy đủ của Chính phủ (bảnkhông đọc) lại có ghi thêm: “từng bước phát triển thị trường mua bán nợ...” và“...triển khai đề án thành lập công ty mua bán nợ...”. Giữa các văn bản rõ ràngđã có sự khác nhau về từ ngữ. Tôi cho rằng xử lý nợ xấu khác với mua bán nợ xấuvà xử lý nợ xấu không phải chỉ bằng việc mua bán nợ xấu. Tôi hoan nghênh Chínhphủ đã chủ trương không dùng ngân sách Nhà nước để trả nợ thay cho doanh nghiệpbằng cách mua lại nợ xấu. Đây là một chủ trương sáng suốt. Theo tôi, một tư duylành mạnh và năng động thì không nên lúc nào cũng chỉ biết đến sử dụng ngânsách Nhà nước để bao cấp. Thật ra, ngân sách năm tới (và các năm sắp tới) củata rất khó khăn, đến tăng lương cơ bản và phụ cấp công vụ theo lộ trình cảicách tiền lương đã được Trung ương và Quốc hội thông qua, ta còn không có nguồnđể bố trí thì sao có thể đem đi mua nợ xấu. Nợ xấu cần được rà soát, phân loại,cơ cấu lại một cách minh bạch như báo cáo Chính phủ đã nêu. Loại nào đáng muavà cần mua thì Ngân hàng Nhà nước sử dụng chính quỹ bảo hiểm rủi ro của hệthống ngân hàng (theo các chuyên gia cũng được hơn 60.000 tỷ đồng) và các loạiquỹ tự có khác của các ngân hàng để mua lại nợ xấu. Nếu năng động hơn nữa thìNgân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nên đem nợ xấu chào hàng vớicác tổ chức tài chính quốc tế để họ mua lại nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấutrong nước. Cũng theo tôi, việc từng bước phát triển thị trường mua bán nợ xấunhư trong báo cáo của Chính phủ đã nêu, ta cần nên cân nhắc. Thị trường bấtđộng sản của ta với hàng trăm ngàn căn hộ nhà đẹp, nhà xinh vẫn còn đang đóng băng,ế ẩm thì việc phát triển thị trường mua bán nợ (mà lại là nợ xấu) liệu có khảthi hay không? Theo tôi, cục u nợ xấu của ngân hàng cần xử lý với các biện phápphù hợp, trong đó nên từ giã tư duy dùng ngân sách Nhà nước để bao cấp.
3. Về những bức xúc chung quanh vấn đề an toàn vệ sinh thựcphẩm
Cuộc sống thực chung quanh chúng ta hiện nay có nhiều bứcxúc. Bước ra đường là phải đối mặt với những bất trắc từ tai nạn giao thông;ngồi vào bàn ăn là trở thành đối tượng tiêm nhiễm của hàng ngàn hóa chất độc hạingâm tẩm trong rau quả, thịt cá. Cả đến giá đỗ thường được dùng trong bữa ănhàng ngày của người Việt cũng bị tẩm độc chất. Hàng loạt những vụ ngộ độc tậpthể đã xảy ra. Hóa chất độc hại, thực phẩm hư thối thản nhiên nhập lậu và đượcvận chuyển phân phối khắp trong Nam ngoài Bắc. Bữa ăn gia đình của người nghèo,bữa cơm tập thể của công nhân mất vệ sinh an toàn nghiêm trọng. Sức khỏe củangười lao động bị de dọa nghiêm trọng. Không chỉ thế, dư lượng hóa chất độc hạitrong thực phẩm tích tụ lâu dài sẽ gây suy yếu nòi giống Việt, đó là hệ quả tấtyếu. Vấn đề này ai chịu trách nhiệm? Trước nay chúng ta cứ chia trách nhiệm chonhiều bộ để rồi không bộ nào rõ trách nhiệm. Xin đề nghị Chính phủ nên xem xétlại vấn đề này một cách nghiêm túc. Tôi cũng đề nghị Mặt trận và các hội đoàncùng với báo chí phát động một cuộc vận động có quy mô toàn quốc nhằm tẩy chaycác hàng hóa độc hại. Chúng ta không tẩy chay hàng hóa của một quốc gia cụ thểnào mà chỉ tẩy chay hàng hóa độc hại, kể cả hàng Việt Nam nếu độc hại; ngành ytế cần hướng dẫn hàng ngày cho người dân nhận diện được hàng hóa độc hại để tẩychay có hiệu quả, giúp dân tự bảo vệ sức khỏe. Những ngành quản lý hàng hóanhập khẩu cần đấu tranh quyết liệt hơn với hàng hóa độc hại nhập khẩu. Tại saohàng hóa Việt xuất đi nước khác phải trầy vi tróc vảy chịu đựng hàng loạt cáchình thức kiểm tra của nước ngoài, còn hàng hóa nước ngoài nhập vào ta trong đócó quá nhiều hàng độc hại lại được cho qua dễ dàng? Tại sao những hóa chất độchại mà thế giới đã cấm lưu hành hoặc hạn chế sử dụng lại được nhập vào Việt Namvà bày bán công khai ở chợ? Tại sao người nông dân cứ vô tư phun hóa chất vàothửa rau đem bán còn liếp rau dành cho gia đình thì giữ sạch; ngành nông nghiệpvà nhất là Hội Nông dân có bao giờ lưu ý hội viên của mình về hành vi xấu nàychưa? Những câu hỏi đó buộc chúng ta phải xem xét lại toàn bộ trách nhiệm củamình để sớm có hành động phù hợp.
4. Về nông nghiệp và nông thôn
Chắc ai trong chúng ta cũng nhận thấy rằng trong tình hìnhhiện nay, nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam đang đảm đương một vị tríquan trọng. Thử hình dung xem, nếu trong tình cảnh khó khăn này mà lương thựckhan hiếm, đói kém, mất mùa thì đất nước và xã hội sẽ rơi vào tình trạng phứctạp cỡ nào. Nông dân Việt Nam làm ra đủ các loại nông sản chẳng những nuôi sốngtoàn dân tộc mà còn dư để xuất khẩu nhưng họ, những người sản xuất chân chất đóchưa từng đóng góp một đồng nào vào khối u nợ xấu ngân hàng hay là hàng tồnkho. Một lần nữa trong lịch sử dân tộc, khi đất nước khó khăn họ lại âm thầm làchỗ dựa vững chắc cho đất nước, cho cách mạng. Ơn nghĩa đó phải được đền đápxứng đáng vì đó là đạo lý cao nhất. Tái cơ cấu đầu tư nhất là đầu tư công cầnthấm nhuần đạo lý đó. Ngành ngân hàng càng không nên quên đạo lý đó trong thựchiện chính sách tín dụng. Tôi đề nghị Chính phủ, Quốc hội, dù đang tập trungchỉ đạo tái cơ cấu kinh tế hoặc bận rộn đối phó với lạm phát và suy thoái kinhtế, nhưng vẫn nên dành thích đáng sự quan tâm để điều chỉnh, bổ sung chính sáchđưa nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam luôn đủ sức là điểm tựa vữngchắc của quá trình công nghiệp hóa.
(*): Tựa đề do Tòa soạn đặt