Chiều 14-5,ĐảngQuyếtđịnhnhiềuvấnđềquantrọngcủađấtnướtối nay có trận bóng đá nào Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIđã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, sau 7 ngày làm việc khẩntrương, nghiêm túc và trách nhiệm. Trung ương đã xem xét, cho ý kiến và quyếtđịnh nhiều vấn đề quan trọng.
Hội nghị đã xem xét kết quả tổng kết và nhất trí ban hành Nghị quyết mớivề xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu pháttriển bền vững đất nước; thống nhất về tư tưởng chỉ đạo, định hướng hoàn thiệnđề cương và xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XII của Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, xem xét thận trọng vàthống nhất kết luận, cho ý kiến chỉ đạo về: Việc chuẩn bị đại hội Đảng bộ cáccấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng; quy chế bầu cử trong Đảng; đánh giá,rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy định 165 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tínnhiệm; tổng kết thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận,phường theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa X và Nghị quyết 26 của Quốc hội khóaXII; Đề án tổ chức Đảng bộ Ngoài nước.
Ban Chấp hành Trung ương đã nhấttrí thông qua Nghị quyết của Hội nghị.
Phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng Bí thư đã khái quát lại những kết quả chủyếu của hội nghị và nhấn mạnh thêm một số vấn đề để thống nhất lãnh đạo, chỉđạo triển khai thực hiện.
Văn hóa-nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển bền vững đất nước
Hội nghị đã thống nhất nhận định: Sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyếtTrung ương 5 khóa VIII về văn hóa, tư duy lý luận về văn hóa đã có bước pháttriển; thể chế về văn hóa từng bước được xây dựng, hoàn thiện; đời sống văn hóangày càng phong phú. Tuy nhiên, so với những thành tựu trên các lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóachưa thực sự tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với việc xây dựngcon người và môi trường văn hóa lành mạnh.
Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng Bí thư chỉ rõ, phảitiếp tục kế thừa, bổ sung và phát triển những quan điểm của Đảng về xây dựng vàphát triển văn hóa được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII; đồng thờinhấn mạnh tư tưởng: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, độnglực và nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển bền vững đất nước; văn hóaphải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; tăng trưởng kinh tếphải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.Trong xây dựng văn hóa phải lấy xây dựng, phát triển con người có nhân cách,đạo đức, có lối sống tốt đẹp làm trọng tâm; xây dựng môi trường văn hóa (giađình, cộng đồng và xã hội) lành mạnh làm cốt lõi.
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với nhữngđặc trưng tiêu biểu là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Nền văn hóa ViệtNam tiên tiến là một nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩaMark-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm mục tiêutất cả vì con người, tất cả vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển phong phú,toàn diện cho mỗi con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộngđồng, giữa con người và tự nhiên.
Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững,những tinh hoa được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữnước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thầncộng đồng gắn kết hài hòa giữa cá nhân-gia đình-làng xã-Tổ quốc; lòng nhân áibao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; làđức hy sinh cao thượng tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; làsự ứng xử văn minh, lịch sự, tính giản dị và trong sạch trong lối sống.
Con người Việt Nam làsự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam. Vì vậy, quá trình xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lượccon người, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượngcao. Đây là khâu trọng tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lựcvăn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa. Hướng các hoạt động văn hóa vào việc xâydựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất,năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật, làm cho văn hóa trởthành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách. Đúc kết và xây dựnghệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập quốc tế. Đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, giađình và xã hội...
Tổng Bí thư nhấn mạnh: Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh,phát huy các giá trị gia đình, cộng đồng, dân tộc Việt Nam; tập trung đổi mới,nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện pháttriển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thôngtin, truyền thông.
Đẩy nhanh việc cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảngvề văn hóa và có chế tài đủ mạnh để tổ chức thực hiện Nghị quyết, ngăn ngừanhững vi phạm trong hoạt động văn hóa. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểuhiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, "tự diễn biến," "tự chuyểnhóa" trên lĩnh vực văn hóa. Tích cực đấu tranh với những biểu hiện laicăng, những sản phẩm độc hại, những hành vi phi văn hóa, phản văn hóa, góp phầnbảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc vàtính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìmtòi, sáng tạo của anh chị em văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị cao vềtư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịchsử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước.
Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong đạo đức, văn hóa tôn giáo;khuyến khích các hoạt động tôn giáo hướng thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ,"tốt đời, đẹp đạo”… Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ làm côngtác văn hóa. Tăng cường nguồn lực cho văn hóa. Tiếp thu tinh hoa văn hóa vàkinh nghiệm phát triển, quản lý văn hóa của các nước trên thế giới.
Xây dựng dự thảo các văn kiệntrình Đại hội XII của Đảng
Trung ương đồng tình về cơ bản với dự thảo Đề cương Báo cáo Chính trị vàĐề cương Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016– 2020; đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội XII trong việctiếp tục thực hiện Cương lĩnh của Đảng (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiếnpháp năm 2013 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, từ đóđịnh hướng hoàn chỉnh đề cương và xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội đểtrình Hội nghị Trung ương 10 xem xét, quyết định vào cuối năm nay.
Trung ương yêu cầu, việc chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XII phải thểhiện tinh thần tiếp tục chăm lo công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhànước và cả hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khaithác mọi nguồn lực, vật chất, tinh thần, trong nước và ngoài nước, phục vụ chosự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh vàbền vững; quan tâm xử lý thật tốt các mối quan hệ lớn.
Tổng Bí thư nhấn mạnh một số vấn đề lớn cần chú trọng làm rõ trong quátrình chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Trên lĩnh vực kinh tế:Tình hình thực hiện chủ trương phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môitrường do Đại hội XI đề ra; việc điều chỉnh mục tiêu và chỉ đạo điều hànhchuyển sang ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăngtrưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội; việc thực hiện chủ trương đổi mới môhình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện 3 khâu đột phá chiếnlược...; việc xác định các nguồn lực và động lực mới cho sự phát triển đấtnước.
Trên lĩnh vực xã hội: Cùng với các vấn đề về lao động, việc làm, đời sốngvật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội,...cần phân tích, đánh giá về thực trạng biến đổi cơ cấu xã hội, sự phân hóa giàunghèo, phân tầng xã hội ở nước ta hiện nay; việc nhận thức và giải quyết cácquan hệ xã hội, quan hệ lợi ích, kiểm soát rủi ro, tệ nạn, tiêu cực,...; việcnhận thức và thực hiện các chính sách xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xãhội trong từng bước và từng chính sách phát triển; tình hình tư tưởng, tâmtrạng xã hội,...
Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Trước những diễn biến phức tạp, khólường trên thế giới, trong khu vực, nhất là tình hình Biển Đông hiện nay, cầncó sự quan tâm đặc biệt đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, anninh và đối ngoại. Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đang đặtra và chủ trương, chính sách, biện pháp cần áp dụng để giữ vững độc lập, chủquyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định chophát triển. Nhận định, đánh giá thật sát, đúng về kết quả đấu tranh, đẩy lùi 4nguy cơ mà Đảng ta đã cảnh báo để có chính sách, biện pháp phù hợp, bảo đảmthực hiện thành công Chiến lược bảo vệ Tổ quốc đã được Hội nghị Trung ương 8khóa XI ban hành.
Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cần phân tích, đánh giá đúng thựctrạng và đề ra các giải pháp cụ thể để tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chínhtrị ngày càng trong sạch, vững mạnh, cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộvà phương thức lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chínhtrị, tư tưởng, phòng chống sự suy thoái, biến chất, "tự diễn biến","tự chuyển hoá;" công tác bảo vệ chính trị nội bộ; vấn đề thực hiệndân chủ và kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết, thống nhất trong Đảng; vấn đề chấtlượng lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng, thực hiện chiến lược cán bộ vàcông tác cán bộ; nội dung, mô hình, phương thức cầm quyền của Đảng; phương thứclãnh đạo và lề lối công tác của Đảng; vấn đề thực hiện dân chủ gắn với kỷ cươngtrong hoạt động của Nhà nước; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; sự phâncông, phối hợp và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước; đổi mới nộidung, phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội; xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhândân, nhất là trong giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước, xây dựng sự đồngthuận xã hội...
Cho ý kiến chỉ đạo nhiều vấn đềquan trọng
Về việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII củaĐảng, Trung ương nhấn mạnh, đây là công việc trọng tâm, cần sớm được triển khaithực hiện, với tinh thần tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, pháthuy dân chủ đi đôi với giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương của Đảng; bảo đảmtăng cường đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chứcđảng.
Các cấp ủy đảng cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thảo luận các dự thảovăn kiện của Đại hội toàn quốc lần thứ XII và đại hội đảng bộ cấp trên; đồngthời chuẩn bị thật tốt các báo cáo của Ban chấp hành đảng bộ mình.
Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy phải thực hiện theo đúng Điềulệ, quy chế, quy định của Đảng, lựa chọn, giới thiệu và bầu được những ngườithật sự xứng đáng, đủ tiêu chuẩn tham gia cấp ủy; chú ý phát hiện, giới thiệunhững nhân tố mới có triển vọng, bảo đảm tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộngười dân tộc.
Về quy chế bầu cử trong Đảng, Trung ương nhất trí ban hành Quy chế mớicủa Ban Chấp hành Trung ương trên cơ sở kế thừa Quy chế bầu cử trong Đảng do BộChính trị các khóa trước ban hành, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy địnhmới quan trọng, như về đối tượng và phạm vi điều chỉnh; về việc ứng cử, đề cửcủa cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bíthư; về số dư trong danh sách bầu cử; về lập danh sách bầu cử; về quy trình,thủ tục bầu cử...
Về đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy định 165 của Bộ Chính trịvề lấy phiếu tín nhiệm, Ban Chấp hành Trung ương khẳng định chủ trương lấyphiếu tín nhiệm là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết. Việc lấy phiếu tín nhiệm làmột kênh thông tin đánh giá cán bộ, có tác dụng kịp thời cảnh báo, nhắc nhở đểcán bộ tự soi mình, phát huy ưu điểm, tự sửa chữa khuyết điểm, góp phần ngănngừa sự thoái hóa, biến chất, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời cũnglà biện pháp tốt để quản lý và bảo vệ cán bộ.
Tuy nhiên, do đây là công việc mới, chưa từng làm, cho nên cũng còn cónhững hạn chế, khiếm khuyết, cần được kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung, điềuchỉnh. Trung ương nhất trí điều chỉnh một số điểm trong Quy định 165 để tiếptục triển khai thực hiện.
Về tổng kết việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dânhuyện, quận, phường, Trung ương nhất trí về cơ bản với những nhận định, đánhgiá tình hình và đề xuất của Ban cán sự đảng Chính phủ, yêu cầu Chính phủnghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn chỉnh đề án trình Quốc hội xemxét trong quá trình chuẩn bị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhằmtiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địaphương, đúng theo quy định của Hiến pháp 2013.
Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét và quyết định: Đảng bộ Ngoài nướctrực thuộc Trung ương, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên củaBan Bí thư; giao Bộ Chính trị xem xét, quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổchức bộ máy của Đảng ủy Ngoài nước theo quy chế làm việc.
Cả nước một lòng, kiên quyết bảovệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Nhiệm vụ đặt ra từ nay đến cuốinhiệm kỳ khóa XI là rất rõ ràng nhưng cũng hết sức nặng nề. Kinh tế-xã hội tuyđã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng, nhưng vẫn đang phải đối mặt vớinhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là kết quả đạt được một số chỉ tiêu cònthấp xa so với mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XI của Đảng đã đề ra.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện Nghị quyếtTrung ương 4 khóa XI, đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã thu được những kếtquả quan trọng bước đầu, nhưng vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém. Văn hóa- nền tảng tinh thần của xã hội, cũng có nhiều biểu hiện tiêu cực, xuống cấp,cần sớm được khắc phục.
Đặc biệt là, tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêmtrọng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sángsuốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình,ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.
Tổng Bí thư đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương nhận thức đầy đủ vànêu cao hơn nữa trách nhiệm thiêng liêng và nặng nề của mình, nỗ lực phấn đấuhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị công tác được giao, góp phần lãnhđạo tổ chức thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội XI, các Nghị quyết củaTrung ương, Nghị quyết của Hội nghị lần này, đồng thời chuẩn bị thật tốt đạihội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng./.
Theo Vietnam+