Hiện nay có tới 10% người Mỹ đang gặp phải những vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Vấn đề này có thể bao gồm giấc ngủ chập chờn,ónêncốnằmchợpmắtkhimấtngủbxh hạng 1 anh thường xuyên bị tỉnh giấc, hoặc mất ngủ hoàn toàn và chỉ ngủ được giấc ngắn vào buổi đêm. Tuy nhiên, hình thức nào mới là điều tồi tệ nhất đối với một giấc ngủ? Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu điều này. Công trình nghiên cứu hiện đã được phát hành trên tạp chí Sleep. Patrick Finan, trợ lý giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại ĐH. Y Johns Hopkins cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đầu tiên nhằm so sánh hai dạng giấc ngủ: giấc ngủ gián đoạn và giấc ngủ ngắn. Theo Time, nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm khoảng 62 người đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh, không có vấn đề gì về giấc ngủ. Những người tham gia sẽ dành khoảng 3 ngày 3 đêm trong một phòng thí nghiệm giấc ngủ và sau đó trả lời những câu hỏi về tâm trạng của họ mỗi tối trước khi đi ngủ. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành đo các giai đoạn giấc ngủ, bắt đầu từ giai đoạn Light Sleep (giai đoạn ngủ không đem lại tác dụng mà chỉ làm tăng thời gian ngủ) cho đến giai đoạn ngủ sâu hơn. Những người tham gia được chia làm 3 nhóm: nhóm đầu tiên được đánh thức ngẫu nhiên nhiều lần trong đêm, nhóm thứ hai được ngủ liên tục nhưng trong thời gian ngắn và nhóm cuối cùng được phép ngủ thông hoàn toàn tới sáng. Khi Finan so sánh xếp hạng tâm trạng của cả ba nhóm thử nghiệm, ông phát hiện ra rằng những nhóm có giấc ngủ gián đoạn và nhóm ngủ ngắn cho thấy sự sa sút rõ rệt về tâm trạng sau đêm đầu tiên. Nhưng đêm thứ hai sự khác biệt bắt đầu xuất hiện. Những người thuộc nhóm ngủ gián đoạn tiếp tục thể hiện sự suy giảm cảm xúc tích cực, trong khi nhóm ngủ ngắn vẫn duy trì được trạng thái như đêm đầu tiên. Sự suy giảm tâm trạng tích cực xảy ra với cường độ lớn. Do đó Finan cho rằng, giấc ngủ gián đoạn có tác động lên tâm trạng tích cực mạnh hơn so với các tâm trạng tiêu cực. Khi tiến hành phân tích các mô hình não bộ của nhóm giấc ngủ bị gián đoạn, Finan phát hiện thấy những người thức dậy nhiều lần có giấc ngủ sóng chậm (giấc ngủ không REM - REM: giai đoạn phục hồi, sắp xếp lại thông tin lại của não bộ) hoặc giấc ngủ sâu ít hơn so với những người có giấc ngủ xuyên suốt. "Chúng tôi nhìn thấy một sự suy giảm rõ rệt và đột ngột trong giấc ngủ sóng chậm, nó liên quan tới những suy giảm mạnh mẽ trong tâm trạng tích cực và tạo sự khác biệt với các nhóm thử nghiệm khác", Finan cho biết. Vậy giấc ngủ gián đoạn có ý nghĩa ra sao đối với sự căng thẳng và trầm cảm, điều có thể ảnh hưởng tới cả giấc ngủ và tâm trạng của con người? Dựa trên các dữ liệu liên quan đến giấc ngủ kém và sự trầm cảm, các nhà nghiên cứu đã có thêm nhiều bằng chứng để tìm hiểu về việc liệu sự trầm cảm có mối liên kết nào với giấc ngủ gián đoạn hoặc giấc ngủ ngắn hay không? Một điều cũng cần quan tâm khác là việc ngủ ngắn có gây nên ảnh hưởng tới tâm trạng tích cực của con người theo cùng một cách giống ngủ gián đoạn không. Finan cho rằng: "Dường như việc thiếu giấc ngủ sóng chậm làm suy yếu khả năng phục hồi hoặc ổn định cảm xúc tích cực trước những căng thẳng. Vì vậy, chúng ta không chỉ nên chú ý tới số lượng và chất lượng giấc ngủ hoặc số lượng và chất lượng của tâm trạng, cảm xúc, tốt hơn hãy kết hợp cả hai". Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự thay đổi về tâm trạng của con người gây ra do giấc ngủ. Nhưng nghiên cứu đã tiến một bước xa hơn trong việc chứng minh sự tác động mạnh mẽ hơn của giấc ngủ gián đoạn so với nhiều dạng giấc ngủ khác. Trong khi đó, một giấc ngủ ngắn và thiếu mặc dù không thực sự tốt cho sức khỏe nhưng lại có thể được áp dụng rất thành công với phương pháp ngủ Polyphasic Sleep (phương pháp ngủ chia ra thành nhiều giấc trong một ngày) đã từng được thiên tài Leonardo Da Vinci áp dụng. |