Xuất thân từ một gia đình nông dân ở thị trấn Jiezhuang,ữngsốphậnbịđánhcắpởkỳthikhốcliệtnhấtthếgiớbxh hạng 4 anh phía đông tỉnh Sơn Đông, Gou Jing đã làm bài kiểm tra một lần nữa vào năm sau - và mặc dù đã xếp hạng tư trong số hàng chục ngàn học sinh trong một bài thi thử trước đó, cô một lần nữa làm bài kém một cách bí ẩn.
Và cuối cùng, Gou phải đi học tại một trường cao đẳng kỹ thuật ở Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc.
Trang tin tức ifeng.com tuần trước đưa tin rằng, điều này vẫn còn là một bí ẩn cho đến năm 2003, khi giáo viên cũ của Gou gửi cho cô một lá thư thừa nhận đã can thiệp vào điểm số và yêu cầu sự tha thứ của từ Gou.
Giáo viên, tên là Qiu, đã sắp xếp cho con gái mình nhận điểm của Gou để cô gái này có thể đi học đại học ở Bắc Kinh. Không rõ liệu kết quả hoặc danh tính của Gou có được sử dụng để tiếp tục đưa học sinh khác vào đại học trong lần thứ hai dự thi hay không.
Gou quyết định công khai thông tin này trên mạng xã hội Weibo sau khi đọc một bài báo gần đây về một người phụ nữ có trải nghiệm tương tự với mình.
“Tôi vẫn không thể hiểu được điều bí ẩn xung quanh 2 trải nghiệm thi đại học của mình”, Gou trả lời trên ifeng.
“Tôi đã học cách chấp nhận số phận của mình từ lâu. Tôi không cần lời xin lỗi hay bồi thường. Những gì tôi muốn biết là sự thật về cách họ tìm ai đó giả mạo tôi, và người nào có liên quan đến toàn bộ sự việc này”.
Các kỳ thi Cao khảo nổi tiếng vì sự căng thẳng, và được coi là kỳ thi quan trọng nhất đối với hầu hết học sinh ở Trung Quốc. Đối với nhiều gia đình ở nông thôn, kỳ thi là cách duy nhất để con em họ đổi đời.
Gou cho biết gia đình cô sống trong nghèo khó, nhưng cha cô hết lòng ủng hộ cho con cái đi học, và hy vọng rằng một ngày nào đó cô có thể bước chân vào cánh cửa đại học. Cô nói rằng sự tức giận khi biết cơ hội của con gái bị đánh cắp vẫn luôn đeo bám cho đến khi ông nhắm mắt xuôi tay từ 2 năm trước.
Sau khi học cao đẳng kỹ thuật, Gou trở thành một công nhân trước khi làm việc chăm chỉ để trở thành quản lý cấp cao cho một công ty thương mại điện tử ở Hàng Châu.
Thêm nhiều bê bối
Tờ South Metropolis News đưa tin, trong một cuộc điều tra hoàn thành vào năm ngoái ở tỉnh Sơn Đông, cơ quan giáo dục đã xác định được 242 kẻ mạo danh đã nhận bằng từ năm 2002 đến 2009. Một số trường đại học hàng đầu, bao gồm Đại học Đại dương Trung Quốc tại Thanh Đảo có liên quan đến vụ bê bối này.
Wang Hongcai, phó hiệu trưởng Đại học Hạ Môn, cho biết ông đã bị sốc bởi số lượng các trường hợp.
Những người nông dân nhìn chung rất thật thà và chất phác, họ không bao giờ có thể tưởng tượng được kiểu gian lận này xảy đến với họ, ông Wang nói với tờ South China Morning Post.
Nhiều người như Gou chỉ nghĩ rằng họ đã thất bại trong bài kiểm tra và đó là số phận của họ. Họ sẽ không hỏi xem liệu có gì sai sót trong điểm số của họ hay không.
Nhiều trường hợp gian lận khác ở Sơn Đông gần đây đã được đưa ra ánh sáng. Từ một trang web liệt kê chi tiết thông tin sinh viên đại học ở Trung Quốc, Chen Chunxiu (36 tuổi) phát hiện một người khác dường như đã sử dụng tên và số căn cước của mình để học tại một trường đại học mà cô nộp đơn vào 16 năm trước.
Khi Chen và chồng kiểm tra với bộ phận tuyển sinh tại Đại học Công nghệ Sơn Đông, họ xác nhận rằng ai đó đã lấy vị trí của cô trong khóa học.
“Khi tôi nghe điều đó, tôi đã bị choáng váng. Não tôi trống rỗng”, cô nói với CCTV và khóc nức nở.
“Tôi không bao giờ quên cha tôi đã làm việc chăm chỉ như thế nào để cho tôi đi học. Ông ấy thậm chí không có tiền để mua quần áo hoặc ăn những bữa ăn ngon”.
Chen ngừng đi học sau kì thi cao khảo năm 2004, trong khi người phụ nữ giả mạo cô đã lấy bằng và đi làm công chức. Khi bê bối bị vạch trần, người này bị đình chỉ công việc và bị xóa tên khỏi danh sách sinh viên của trường đại học.
Thừa nhận là một kẻ mạo danh, người phụ nữ tên Chen Shuangshuang nói rằng dì của mình đã tìm một dịch vụ giúp làm việc này.
Chen Chunxiu "thật" yêu cầu trường đại học cho phép cô đăng ký đi học trong năm nay. Dù ban đầu đã từ chối, song đối mặt với áp lực của công chúng, trường đại học đã tuyên bố trên Weibo rằng họ sẽ thực hiện mong ước của Chen.
Li Tao, một học giả ở phía đông bắc Trung Quốc, cho biết thực tế các mánh khoé gian lận đã phát triển mạnh trong hệ thống thi cử.
“Nếu không có quyền truy cập chung vào internet, trường hợp Chen sẽ không được tiết lộ”, Li nói.
Mai Nguyễn (Theo SCMP)
Khi người làm giáo dục không dám "thẳng lưng"
Câu nói "ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật" trong phiên tòa xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong vụ án gian lận thi cử năm 2018 tại Hòa Bình làm "sóng sánh" dư luận.