"Chốt" thành lập thanh tra văn hóa để chống tham nhũng,Chốtkèo nhà cái góc tiêu cực
Hoa Lê(Dân trí) - Luật Di sản văn hóa sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua sẽ thành lập thanh tra di sản văn hóa từ ngày 1/7/2025.
Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Một trong những điểm mới của Luật Di sản văn hóa sửa đổi đó là sẽ thành lập thanh tra di sản văn hóa.
Theo đó, cơ quan thanh tra về di sản văn hóa được thành lập ở cơ quan tham mưu, giúp quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở trung ương để thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa.
Bên cạnh đó, cơ quan này sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực di sản văn hóa theo quy định của pháp luật; Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi.
Ông Vinh cho biết, một số ý kiến nhất trí quy định về thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa tại dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này.
Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, sau Kỳ họp thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, gửi văn bản đề nghị Chính phủ có ý kiến, đề xuất phương án về sự cần thiết thành lập thanh tra di sản văn hóa tại dự thảo Luật hay quy định tại Nghị định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, nếu có thành lập thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa.
"Chính phủ đã xem xét kỹ lưỡng, thống nhất đề xuất quy định về thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa tại dự thảo Luật, vì quản lý nhà nước về di sản văn hóa là lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng", Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nói.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, di sản văn hóa ở nước ta rất đa dạng về loại hình, tính chất, giá trị, quy mô nên rất cần đội ngũ thanh tra chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ để bảo đảm thực thi hiệu quả việc phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm trong lĩnh vực di sản văn hóa.
So với Luật hiện hành, dự thảo Luật có những điểm mới cơ bản, trong đó là hoàn thiện quy định về các hành vi bị nghiêm cấm để bảo đảm chính xác, đầy đủ hơn, làm cơ sở cho việc hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Dự Luật cũng quy định cụ thể việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong và ngoài khu vực bảo vệ di tích; quy định về quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, xử lý di vật, cổ vật được phát hiện, giao nộp; bổ sung Quỹ bảo tồn di sản văn hóa…