Trở về quê vợ ở xã Phong Vân,ườiđànôngbịbỏngnặngđãkịpxuấtviệnvềnhàđónTếtcùnggiađìlịch thi đấu bóng đá anh huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, trong lòng anh Triệu Văn Bôn (SN 1985) ngổn ngang trăm mối. Đây là cái Tết mà anh không thể nào quên nổi bởi giờ đây, anh sẽ phải sống đến hết cuộc đời trong cảnh tàn tật.
Câu chuyện của anh diễn ra gần 4 tháng trước, vào sáng ngày 19/10/2023, lúc đang tiến hành thi công cho một nhà dân tại xã Thanh Long (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), thanh sắt trên tay anh không may chạm phải dây điện cao thế khiến anh bị điện giật. Mặc dù đã nhanh chóng vứt bỏ thanh sắt xong hậu quả để lại vẫn hết sức nặng nề.
Anh Bôn ngã xuống rồi bất tỉnh, được những người làm cùng đưa đi Bệnh viện huyện Hà Quảng cấp cứu rồi chuyển ra Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng. Vết thương quá nặng khiến anh phải chuyển xuống Viện Bỏng quốc gia (Hà Nội) ngay trong đêm 19/10/2023.
Các bác sĩ không khỏi lắc đầu ngán ngẩm vì vết bỏng quá nặng, lan khắp toàn thân. Đặc biệt, hai cánh tay của anh Bôn bị hoại tử rất nặng. Đứng bên ngoài, vợ anh, chị Tạ Thị Dung (SN 1985) chỉ biết vừa khóc, vừa cầu xin bác sĩ cứu chồng mình. Để giữ tính mạng cho anh Bôn, các bác sĩ buộc lòng phải cắt bỏ 2 cánh tay của anh.
Ngoài lần phẫu thuật tháo khớp 2 cánh tay, người đàn ông đó còn tiếp tục trải qua thêm 5 ca phẫu thuật nữa. Đến thời điểm này, chị Dung vẫn không tài nào quên nổi những ngày tháng khổ sở đến cùng cực đối với hai vợ chồng. Chị chạy đôn chạy đáo khắp nơi mới chỉ vay được khoảng 30 triệu đồng đóng viện phí, còn lại vẫn không biết xoay xở ở đâu.
Qua bài viết “Chồng phải cắt tứ chi do điện giật, vợ bật khóc vì không vay được tiền”, anh Bôn đã được bạn đọc ủng hộ số tiền lên tới hơn 150 triệu đồng. Nhờ sự giúp đỡ lớn lao đó, anh tiếp tục đóng viện phí, mua thuốc, làm phẫu thuật.
Ròng rã 3 tháng điều trị, ngày 09/01/2024 vừa qua, anh Bôn đã được xuất viện để về nhà phục hồi chức năng, chỉ phải tái khám lại vào tháng 4/2024. Do quê anh ở xa, chị Dung đưa anh về quê vợ ở xã Phong Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang nghỉ ngơi đón Tết.
"Tôi vô cùng biết ơn các nhà hảo tâm cùng Quý báo đã san sẻ, để chồng tôi giữ được tính mạng, được ăn Tết bên gia đình", chị Dung xúc động.
Mặc dù sức khỏe có tiến triển phần nào, song anh Bôn vẫn cảm thấy buồn vì mất đi 2 cánh tay. Tết Nguyên Đán cận kề, anh không thể giúp gì cho vợ con như trước được nữa. Tuy vậy, chị Dung vẫn thường xuyên động viên chồng cố gắng vượt qua.
"Chúng tôi dự định sau Tết sẽ lắp tay giả cho anh, giúp anh tự thực hiện một số sinh hoạt hàng ngày. Tôi cũng tính vay mượn cho anh mở cửa hàng tạp hoá nhỏ ở quê, để anh kiếm tiền theo nguyện vọng của bản thân", chị Dung nói. Dẫu tương lai phía trước còn nhiều khó khăn nhưng với sức sống, nghị lực mạnh suốt thời gian qua, anh Bôn vẫn quyết tâm để bản thân mình được sống có ích, xứng đáng với sự giúp đỡ của mọi người.