TheịtrườngsmartphoneViệtcuốinăsoi kèo bóng đá meo số liệu từ GfK tháng 11, thị trường di động Việt Nam có dấu hiệu chững lại với doanh số giảm 303.000 máy so với tháng 10, tức 14%. Kéo theo đó là việc nhiều thương hiệu lớn giảm mạnh thị phần như Oppo, Samsung, Realme...
Theo số liệu GfK từ tháng 3 đến 11/2019, thị phần smartphone bán ra của Samsung giảm đều từ mức 50,9% xuống còn 34,7%. Trong tháng 3/2019, Samsung bán được 600.111 máy thì đến tháng 11/2019, con số này chỉ còn 369.000, giảm 34%.
Ngoài Samsung và Oppo tỏ ra vượt trội, miếng bánh thị phần smartphone Việt Nam đang chia khá đều cho một loạt thương hiệu. |
Năm 2019, Samsung ra mắt một số dòng máy tiêu biểu như Galaxy S10 và Galaxy Note10+. Tuy vậy, những cái tên này không giúp doanh số Samsung được cải thiện. Kể cả các mẫu điện thoại chủ lực dòng A và M cũng không thể đưa Samsung quay lại con số 50% thị phần như trước đây.
Nhiều người cho rằng thị phần Samsung giảm sẽ là cơ hội cho Oppo tăng trưởng. Nhưng thực tế, thị phần Oppo trong suốt năm qua duy trì ổn định ở mức 19-25%, biên độ chênh lệch chỉ 6%.
Điều này cho thấy, khách hàng rời bỏ Samsung không chuyển sang Oppo. Thị phần này chia lại cho các thương hiệu khác như Vsmart, Vivo, Xiaomi và Realme.
Tháng 11, thị phần Samsung giảm mức thấp nhất trong năm 2019. |
Trong đó, Xiaomi tăng trưởng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018. Hiện thương hiệu này đang chiếm 8,6% thị phần, so với con số 4,4% cùng kỳ 2018. Điều này là nhờ Xiaomi kết hợp với các đại lý bán lẻ, rời bỏ mô hình chỉ bán trực tuyến trước đấy, tiếp cận nhiều khách hàng dễ dàng hơn.
Trong khi Oppo đang xây dựng thương hiệu theo hướng cao cấp hơn bằng việc tập trung vào các sản phẩm trung và cận cao cấp như Reno2 với giá bán trên 10 triệu đồng thì Realme được sinh ra để lấp dần phân khúc phổ thông được Oppo để lại. Hiện Realme đang giữ 4,9%, giảm sau khi đạt 6,3% thị phần khi ra mắt sản phẩm mới hồi tháng 10. Sản phẩm chủ lực của Realme là các model có giá dưới 5 triệu đồng.
Về phần Vivo, từ giữa năm 2019, thương hiệu này bắt đầu có mức tăng trưởng khả quan. Hiện Vivo chiếm 7,6% thị phần, tăng 2,4% so với tháng 10. Điều này được lý giải là nhờ các hoạt động marketing sôi động cùng model Vivo 2S vừa ra mắt.
Theo GfK, VinSmart đang chiếm 6% thị phần smartphone Việt. Ra mắt từ cuối năm 2018, việc thương hiệu điện thoại của VinGroup chiếm giữ 6% thị phần được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh.
Tuy nhiên, con số 6% thị phần này chỉ mới xuất hiện từ tháng 11. Trước đó, VinSmart vẫn chật vật để vượt qua con số 2% thị phần. Lý giải cho đà tăng trưởng phi mã này, nhiều chuyên gia cho rằng việc VinSmart giảm giá 50% "xả hàng" model Vsmart Live đã giúp thương hiệu này chiếm lấy thị phần khủng trong thời gian ngắn.
VinSmart tăng trưởng hơn gấp đôi chỉ sau một tháng nhờ chính sách giảm giá 50% cho sản phẩm chủ lực. |
Theo người điều hành cao nhất của VinSmart, ông Trần Minh Trung, mục tiêu của VinSmart là chiếm 30% thị phần điện thoại di động tại Việt Nam vào năm 2020. Vì vậy, có thể trong tương lai VinSmart sẽ tiếp tục có những chương trình giá ưu đãi tương tự.
Tuy nhiên, nếu VinSmart tiếp tục sử dụng chính sách giá để hút khách, họ có thể tạo ra thói quen chờ giảm giá từ phía người dùng, gây bất lợi về mặt thương hiệu cho hãng điện thoại trong nước này.
2019 là năm đáng quên của Huawei khi họ mất gần hết thị phần smartphone trong nước. Trước tháng 5, Huawei vẫn giữ 4,6% thị phần di động thông minh trong nước.
Nhưng từ khi lệnh cấm của chính phủ Mỹ được ban hành, Huawei đứng lặng nhìn khách hàng ngoài Trung Quốc quay lưng. Các mẫu điện thoại được sản xuất sau ngày ban hành lệnh cấm đều không có các dịch vụ Google như Gmail, Google Search, YouTube…
Huawei chỉ chiếm 0,3% thị phần smartphone tại Việt Nam trong tháng 11. |
Lệnh cấm này ảnh hưởng đến cả những thiết bị được sản xuất trước đó như P30 Pro, model cao cấp của Huawei hay Nova 5T, dòng smartphone chủ lực của hãng. Dù vẫn được trang bị dịch vụ Google nhưng người dùng vẫn lo ngại các chính sách hỗ trợ về sau. Điều này khiến thị phần Huawei trong tháng 11 chỉ còn 0,3%, tương đương việc hãng chỉ bán được 3.192 chiếc/tháng.
Để tiếp tục duy trì kinh doanh, Huawei chuyển sang bán các loại thiết bị đeo khác như tai nghe FreeBuds, đồng hồ thông minh GT. Tuy vậy, mức giá khó tiếp cận cùng hệ sinh thái điện thoại đang lung lay, chiến lược duy trì kinh doanh này được dự báo không mấy khả quan với Huawei.
Tháng 11, doanh số iPhone tại Việt Nam mới bắt đầu tăng trưởng. Theo giám đốc marketing của một thương hiệu điện thoại tại Việt Nam, điều này là do tháng đầu tiên sau khi ra mắt, iPhone thường có giá đội lên khá cao khiến người dùng chưa quyết định xuống tiền.
Tháng 11 được xem là thời điểm iPhone đạt đỉnh thị phần smartphone tại Việt Nam. |
Bên cạnh đó, các chương trình ưu đãi mùa mua sắm trong tháng 11 như blackfriday, ngày độc thân... cũng thúc đẩy doanh số bán iPhone. Ngoài các mẫu iPhone 11 mới ra mắt, nhiều phiên bản cũng cũng được hạ giá, từ đó thu hút người mua hơn.
Chiếm 9,5% thị phần điện thoại thông minh trong nước nhưng các model Apple được bán ra luôn có mức giá trên 10 triệu đồng. Do đó, đây được xem là con số trong mơ với nhiều hãng di động khác.