Twitter vừa tuyên bố sẽ cấm hai trong số các hãng tin lớn nhất Nga mua quảng cáo trên mạng xã hội này trước những e ngại về việc họ đã tác động vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Theấmquảngcáotừcáchãc2 cupo Twitter, lệnh cấm quảng cáo được áp dụng đối với Russia Today (RT) và Sputnik cũng như mọi tài khoản liên quan đến hai hãng tin này. Nó "có hiệu lực ngay lập tức".
Nhà chức trách Mỹ hiện cáo buộc, cả RT và Sputnik đều đóng vai trò như "một nền tảng truyền thông điệp của Điện Kremlin".
Twitter cho biết, quyết định được đưa ra sau khi hãng nghiên cứu lại những gì xảy ra quanh cuộc tổng tuyển Mỹ 2016 và các kết luận của cộng đồng tình báo Mỹ rằng cả RT và Sputnik đã tìm cách can thiệp vào các vòng biểu phiếu thay cho chính phủ Nga. "Chúng tôi không hề nông nổi khi đi đến quyết định cấm nói trên. Chúng tôi áp dụng biện pháp này như một phần cam kết của mình nhằm giúp bảo vệ tính liêm chính của các trải nghiệm người dùng trên Twitter", trích thông cáo của Twitter.
Lệnh cấm của Twitter ngay lập tức đã gây ra sự phẫn nộ ở Nga. Ngoại trưởng Nga cáo buộc mạng xã hội này đang chịu sự chi phối của các cơ quan tình báo Mỹ và rằng động thái là "một bước gây hấn nữa" nhằm ngăn chặn truyền thông Nga ở Mỹ. Đại diện chính quyền Nga cũng đe dọa sẽ có biện pháp trả đũa sau đó, theo hãng thông tấn RIA Novosti.
Trong khi đó, trước các cáo buộc từ nhà chức trách Mỹ, Phó tổng biên tập RT Kirill Karnovich-Valua quả quyết, hãng tin này chưa bao giờ dính líu đến bất kỳ hành động trực tuyến bất hợp pháp nào và cũng chưa bao giờ theo đuổi chính sách can dự vào bầu cử Mỹ thông qua bất cứ nền tảng nào.
Bình luận của ông Karnovich-Valua được đưa ra sau khi Tổng biên tập RT Margarita Simonyan, người đã dùng chính tài khoản cá nhân trên Twitter để tố cáo mạng xã hội này đã buộc họ "chi bộn" trong cuôc bầu cử Mỹ năm 2016.
Twitter hiện vẫn chưa phản hồi về cáo buộc của lãnh đạo RT. Trong khi đó, Sputnik nói hãng tin này chưa bao giờ quảng cáo trên Twitter.
Twitter hiện là một trong số nhiều công ty muốn chứng tỏ họ có thể tự điều chỉnh sau khi phát hiện các nhóm có sự hậu thuẫn của Nga đã khai thác nền tảng quảng cáo của mình. Các luật sư của công ty dự kiến sẽ xuất hiện trong các buổi điều trần của các ủy ban tình báo Thượng viện và Hạ viện Mỹ để thảo luận về vấn đề này vào ngày 1/11 tới.
Về phía Nga, nhà chức trách nước này liên tục phủ nhận việc can thiệp vào cuộc tổng tuyển cử Mỹ năm 2016. Song, các cơ quan tình báo Mỹ vẫn giữ quan điểm cho rằng, Nga đã cố gắng lôi kéo cử tri bỏ phiếu ủng hộ ông Donald Trump theo nhiều cách, kể cả phát tán tin tức giả mạo và tấn công vào các hệ thống mạng máy tính của Ủy ban quốc gia Đảng Dân chủ Mỹ (DNC) nhằm phá hoại bà Hillary Clinton, ứng viên đối thủ của ông Trump lúc đó.
Các cáo buộc đã dẫn đến một cuộc điều tra những mối liên hệ có thể có giữa Nga và ông Trump, do cựu giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) Rob Mueller đứng đầu. Tổng thống Trump tất nhiên cũng phủ nhận bất kỳ sự thông đồng nào giữa ông với Nga.
Tuấn Anh(Theo BBC, CNET)
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã lên tiếng cáo buộc Facebook "thông đồng" với Twitter chống lại lãnh đạo Nhà Trắng.
(责任编辑:Cúp C1)