Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần bám sát chương trình NTM giai đoạn 2020_ket qua bong dem qua
Các ngành,ĐàotạonghềcholaođộngnôngthôncầnbámsátchươngtrìnhNTMgiaiđoạket qua bong dem qua địa phương đã xác định đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân; góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; hình thành lên nhiều mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân trong sản xuất nông lâm thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thành các vùng nguyên liệu lớn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã...
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn” (Đề án 1956) có mục tiêu, trong 11 năm (2010 - 2020) đào tạo nghề cho 11 triệu lao động nông thôn.
Theo ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), đến nay, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cơ bản đảm bảo mục tiêu về số lượng lao động được đào tạo nghề quy định trong Đề án 1956 và Quyết định 971/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo (năm 2008 là 12%; năm 2016 là 34,14%; năm 2018 là 38,6%).
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần bám sát chương trình NTM giai đoạn 2020-2030. Ảnh minh họa: Dũng Anh |
Một số địa phương có tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao như Hậu Giang (64%), Phú Yên (60%), Thanh Hóa, Nam Định.
Tuy nhiên, trong thực tế triển khai, việc đào tạo nghề nông thôn vẫn còn có thực trạng "cung" chưa khớp với "cầu", chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Nguyên nhân, theo quan sát của ông Thịnh là do công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn từ trung ương đến các địa phương còn nhiều hạn chế, nhất là công tác về xây dựng cơ chế, chính sách; công tác dự báo nhu cầu đào tạo nghề và xây dựng kế hoạch, cơ cấu nghề đào tạo; công tác xây dựng cơ sở dữ liệu nghề nông nghiệp phục vụ hoach định chính sách, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề.
Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ban hành thiếu sự đồng bộ với các chính sách khác như chính sách hỗ trợ về tín dụng, đất đai, khởi nghiệp nông nghiệp, chính sách hỗ trợ thành lập trang trại, doanh nghiệp hợp tác xã, khuyến nông…
Doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp có nhu cầu đào tạo lao động nhưng tiềm lực tài chính, nguồn lực cán bộ hạn chế và đặc biệt cơ chế để thu hút sự tham gia còn bất cập như: Doanh nghiệp không được cấp phép, cán bộ của doanh nghiệp không có chứng chỉ đứng lớp như quy định, nội dung nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp không được tham gia xây dựng giáo trình đào tạo nghề cùng cơ sở dạy nghề...
Do vậy ông Thịnh đề xuất, tới đây cần xem đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp đột phá đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, các chương trình, đề án, dự án trọng điểm mà ngành nông nghiệp đang triển khai thực hiện như: Đề án phát triển mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP); Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020.
Bên cạnh đó, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cần bám sát nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2030 ở địa phương, vùng miền để hoạch định cơ cấu nghề, chương trình, nội dung đào tạo nghề cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề của các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình xã viên, nông dân nghèo trong cả nước.
Đào tạo chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn cần theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, giúp nông dân thực sự trở thành người làm chủ trong sản xuất nông nghiệp, rút dần lao động nông nghiệp chuyển đổi sang công nghiệp dịch vụ.
Về hình thức đào tạo, cần tiếp tục coi trọng việc hỗ trợ đào tạo tại các doanh nghiệp, hợp tác xã và các dạng thực hành tại nơi sản xuất là chính; khuyến khích xã hội hóa và nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề. Mỗi địa phương có từ 1 - 2 đơn vị đào tạo gắn với thực tiễn, theo nhu cầu đặt hàng của địa phương.
Ngọc Châu