MobiFone và Vconnex vừa hợp tác triển khai kinh doanh các sản phẩm,ấtngờđẩymạnhmảnhận định genoa giải pháp Internet of Things (IoT) theo chuẩn quốc tế oneM2M. Tiêu chuẩn oneM2M là một bộ tiêu chuẩn chung cho các nền tảng IoT, đảm bảo khả năng tương tác giữa thiết bị IoT từ các nhà sản xuất khác nhau.
Bằng cách sử dụng tiêu chuẩn oneM2M, Vconnex và MobiFone có thể tận dụng một nền tảng chung để xây dựng, tích hợp thiết bị và ứng dụng IoT linh hoạt, giảm thiểu rủi ro về tương thích và đảm bảo khả năng mở rộng của hệ thống.
Cụ thể, trong thời gian tới, MobiFone sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số đa lĩnh vực như nhà thông minh, quản lý năng lượng thông minh, quản lý hệ thống nước thải, nước sạch, quan trắc môi trường, nông nghiệp thông minh, nhà máy thông minh…
Theo MobiFone, nhà mạng này đã chuẩn bị cho việc kinh doanh các sản phẩm, dịch IoT từ nhiều năm và luôn không ngừng tìm kiếm đối tác phù hợp. Nền tảng IoT Make in Viet Nam đạt chuẩn quốc tế oneM2M mà Vconnex phát triển chính là điểm quan trọng thuyết phục MobiFone đi đến bắt tay hợp tác.
Được biết, trước khi bắt tay hợp tác với MobiFone, Vconnex đã phát triển thành công nhiều dòng sản phẩm IoT phục vụ cho nhà thông minh như công tắc, ổ cắm thông minh, bộ giám sát tiêu thụ điện thông minh, cảm biến cửa, camera AIoT, khóa thông minh Face 3D mở bằng khuôn mặt,...
Trả lời câu hỏi của VietNamNet về việc mảng kinh doanh IoT có phải là lời giải cho bài toán tìm không gian tăng trưởng mới, ông Vũ Gia Luyện, Phó Giám đốc Trung tâm CNTT MobiFone cho hay, MobiFone đang tìm giải pháp cho sự bão hòa thị trường di động viễn thông bằng việc mở rộng vào lĩnh vực không gian mới như IoT, Cloud…
Theo ông Luyện, việc tham gia vào các mảng kinh doanh mới sẽ giúp nhà mạng này đa dạng hóa ngành nghề, tạo ra nguồn doanh thu mới và tăng cường tiếp cận khách hàng. MobiFone cũng có cơ hội định vị lại thị trường và trở thành nhà cung cấp công nghệ toàn diện. Tuy nhiên, nhà mạng này cũng xác định việc cần đối mặt với thách thức và đầu tư cẩn thận để thành công.
“Việc mở rộng vào mảng sản phẩm, giải pháp IoT là bước đi chiến lược và đổi mới của MobiFone trong thị trường cạnh tranh gay gắt. Lựa chọn, tuyển dụng đội ngũ nhân sự chất lượng và đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ sẽ là chìa khóa thành công trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của Tổng công ty”, đại diện Trung tâm CNTT MobiFone chia sẻ.
Trước câu hỏi của VietNamNet về việc kỳ vọng mảng kinh doanh IoT sẽ đóng góp ra sao vào kết quả kinh doanh chung, ông Vũ Gia Luyện cho biết, các mục tiêu mà MobiFone mong muốn khi vận hành mảng kinh doanh IoT là tăng trưởng doanh thu, đa dạng hóa khách hàng, nâng cao giá trị thương hiệu và mở rộng thị trường.
Theo bà Đào Thị Thảo - Giám đốc Marketing Vconnex, thời gian qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho đến các tập đoàn lớn tại Việt Nam đều thể hiện sự quan tâm và dành nguồn lực cho phát triển sản phẩm và giải pháp IoT. Tuy nhiên, thị trường IoT ở Việt Nam chỉ thực sự bùng nổ khi các doanh nghiệp có thể bắt tay được với nhau. Với thỏa thuận trên, MobiFone và Vconnex sẽ hợp tác trên cả lĩnh vực thương mại lẫn phát triển sản phẩm, giải pháp.
Trả lời câu hỏi về mối quan tâm của người dùng các thiết bị IoT tại Việt Nam, bà Thảo cho biết, để thuyết phục người dùng, các nhà sản xuất thiết bị IoT phải giải quyết được những vấn đề trong đời sống người Việt, tác động bởi thói quen và văn hoá.
Ví dụ điển hình như sản phẩm công tắc thông minh chống giật cho bình nước nóng của Vconnex đang rất được đón nhận. Đây cũng là thiết bị smarthome nhưng được sản xuất theo nhu cầu đặc thù của người Việt Nam, trên thế giới chưa từng có sản phẩm tương tự. "Nhìn chung, người làm công nghệ IoT cần có tư duy “lấy người Việt là trung tâm” để kiến tạo sản phẩm, giải pháp thực sự hữu ích cho cộng đồng", bà Thảo nhận định.
Thị trường IoT tỷ USD Việt Nam, nên bắt đầu từ ô tô, thiết bị điệnQuy mô thị trường IoT Việt Nam được dự đoán đạt 8,5 tỷ USD. Để đến được cột mốc đó, Việt Nam trước hết nên ứng dụng IoT trên các thiết bị đo và phương tiện giao thông, vận tải.(责任编辑:Nhà cái uy tín)