游客发表
发帖时间:2025-01-10 09:40:57
Sau khi thấy bố có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2,ườidânđưavideotestnhanhđimuathuốcđiềutrịbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia na uy anh Hải (34 tuổi, ở Hà Nội) rất lo lắng vì bố của anh tuổi cao và có bệnh nền. Tìm hiểu thông tin về thuốc kháng virus Molnupiravir, anh Hải ra cửa hàng thuốc để mua.
Tại cửa hàng thuốc FPT Long Châu, nhân viên nhà thuốc hướng dẫn anh quay video thực hiện việc test nhanh tại nhà, làm cơ sở để mua thuốc. Khi thực hiện được video này, anh Hải tiếp tục mang đến nhà thuốc để mua về 1 hộp Molnupiravir với giá 250 nghìn đồng.
“Ban đầu, nghe quy định mua thuốc Molnupiravir khá khó khăn nên tôi định nhờ người quen mua thuốc này trên mạng với mức giá không hề rẻ. Tuy nhiên mua thuốc trên mạng lo ngại về chất lượng nên cuối cùng tôi quyết định ra hiệu thuốc để mua”, anh Hải nói.
Người dân mua thuốc tại Hà Nội sáng 28/2. |
Trước đó, một số hệ thống nhà thuốc đã mở bán Molnupiravir với mức giá 12.500 đồng một viên, tương ứng với 250.000 đồng/một liệu trình.
Tuy nhiên những ngày đầu, nhiều người dân gặp khó khi tiếp cận thuốc, do nhà thuốc chỉ bán cho người có toa thuốc chỉ định của bác sĩ hoặc giấy chứng nhận đang điều trị F0 của y tế địa phương. Trong khi đó nhiều người tự test nhanh, tự điều trị tại nhà, không khai báo y tế địa phương nên không có giấy xác nhận F0. Đặc biệt, thuốc kháng virus này cũng được khuyến cáo: “dùng tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng”.
Đến sáng 25/2, để tháo gỡ khó khăn cho người mua, tại các nhà thuốc FPT Long Châu, nhân viên nhà thuốc đã hướng dẫn người dân "có thể tự quay video quá trình test nhanh dương tính" làm điều kiện để mua thuốc.
Theo nhân viên nhà thuốc này ở phường Quang Trung, quận Đống Đa, video tự quay cần thể hiện rõ người được lấy mẫu test, thao tác, quá trình thực hiện, cận cảnh vào kết quả hai vạch đỏ. Khi bán Molnupiravir, nhân viên nhà thuốc đồng thời lưu trữ video cùng các giấy tờ liên quan nếu có vào hệ thống cùng các thông tin của bệnh nhân.
Như vậy hiện có ba điều kiện để một người được mua thuốc Molnupiravir là tự quay video quá trình xét nghiệm tại nhà gửi cho dược sĩ nhà thuốc để làm căn cứ mua thuốc, có đơn thuốc do bác sĩ chỉ định Molnupiravir, giấy xác nhận F0 (giấy xác nhận test nhanh, test PCR của các cơ sở y tế).
Theo nhân viên quầy thuốc, thông tin của khách hàng sẽ được lưu lại tại hệ thống của nhà thuốc để tránh tình trạng một người mua nhiều liệu trình.
Mặc dù điều kiện mua thuốc đã "dễ thở" hơn, nhưng Bộ Y tế cũng lưu ý, việc sử dụng thuốc Molnupiravir cần phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế. |
Nhưng tại các hệ thống nhà thuốc Pharmacy, người dân muốn mua Molnupiravir vẫn phải có đơn thuốc do bác sĩ kê. "Đơn thuốc yêu cầu có chữ ký của bác sĩ. 1 hộp 20 viên giá 250 nghìn đồng, mỗi người chỉ được mua 1 liệu trình", nhân viên nhà thuốc này nói. Khi người mua đề nghị dùng video test nhanh tại nhà để mua thuốc phía cửa hàng này từ chối với lý do: "Thuốc này phải có chỉ định của bác sĩ".
Trong khi các hệ thống nhà thuốc hạn chế mua cho mỗi người dân cùng với các điều kiện bắt buộc, thì trên mạng, loại thuốc này được bán với đủ mức giá và “không cần bất kỳ giấy tờ gì để mua”.
Chị L.T (xưng là một dược sĩ ở Hà Nội) cũng quảng cáo về loại thuốc này với cam kết: “thủ tục mua đơn giản”. Theo đó, với mức giá bán rẻ, người này rao 400 nghìn đồng/hộp, nếu lấy trên 4 hộp sẽ có giá 370 nghìn đồng/hộp. chị T. cũng thừa nhận giá tại các cửa hàng thuốc chỉ 250 nghìn đồng nhưng việc mua không dễ. “Để có được số hàng này, chúng tôi phải có quan hệ, có mối để mua về bán. Số lượng cũng không có nhiều”, chị T. nói thêm.
Tại một số nhà thuốc tại TP.HCM cũng có hiện tượng bán thuốc không yêu cầu đơn và giấy xác nhận F0. Sáng ngày 1/3, PV VietNamNet liên hệ đến tổng đài cửa hàng thuốc FPT Long Châu hỏi về thủ tục mua thuốc Molnupiravir.
Nhân viên tư vấn cho biết, có 2 cách để mua thuốc Monupravir tại chuỗi bán lẻ này. Thứ nhất, người bệnh cần đến trực tiếp quầy thuốc, cung cấp kê toa của bác sĩ hoặc giấy xét nghiệm PCR dương tính do cơ sở y tế cấp.
Thứ hai, trong trường hợp cần gấp mà chưa có hai loại giấy trên, người mua có thể quay clip quá trình test nhanh dương tính của F0 và cung cấp cho nhân viên nhà thuốc. “Mỗi người sẽ mua được một hộp tương đương với một liệu trình Molnupiravir”, người tư vấn cho hay.
Trong khi đó, chị T.A, sống tại TP Biên Hòa, Đồng Nai phát hiện con trai (20 tuổi) và chồng (52 tuổi) mắc Covid-19 vào ngày 28/2. Cả 2 F0 này đều có triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, sổ mũi. Tuy nhiên, tại Đồng Nai, chị không thể mua được thuốc vì chưa có kê đơn của bác sĩ, chỉ có giấy xét nghiệm test nhanh của phòng khám tư nhân.
Liên hệ với tiệm thuốc quen tại TP.HCM, chị mua được 6 hộp Molnupiravir 400mg với giá hơn 1,7 triệu đồng và chuyển về TP Biên Hòa ngay trong ngày.
“Tôi tìm hiểu rất kỹ mới mua thuốc này. Chồng và con trai tôi đủ điều kiện uống thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người quen cũng mắc Covid-19 nên tôi mua đủ mỗi người 1 hộp uống cho nhanh hết bệnh. Đây là giá quá rẻ so với thời kỳ dịch bệnh trước đây, 5-7 triệu/ hộp thuốc bán trên mạng, không biết khỏi không nhưng quá đắt đỏ”, chị T.A chia sẻ.
Trả lời PV VietNamNet về vấn đề mua thuốc Molnupiravir không cần đơn bác sĩ, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM khẳng định, việc mua thuốc Molnupiravir vẫn đang chờ hướng dẫn của Bộ Y tế. Những nhà thuốc có việc làm như phản ánh sẽ được Sở Y tế kiểm tra và nhắc nhở.
Theo bà Huỳnh Mai, hướng dẫn của Bộ Y tế là bước cuối cùng và là cơ sở pháp lý để các cửa hàng bán thuốc điều trị Covid-19 cho F0 đúng chỉ định.
Bà Mai cho biết, để kê toa cho bệnh nhân Covid-19, bác sĩ phải làm 2 việc. Thứ nhất, bác sĩ chẩn đoán khẳng định người bệnh là F0 bằng các xét nghiệm xác định theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thứ 2, toa thuốc bác sĩ kê phải chỉ định đúng đối tượng được dùng Molnupiravir (người từ 18-65 tuổi, không mắc bệnh suy gan, suy thận nặng, F0 có triệu chứng nhẹ, không có thai hoặc ý định có thai, phụ nữ đang cho con bú...).
“Thuốc kháng virus Molnupiravir bắt buộc phải có kê đơn của bác sĩ. Bác sĩ này phải có chứng chỉ hành nghề hoặc trong trường hợp đặc biệt với bệnh thuộc nhóm A như Covid-19, luật cho phép các bác sĩ tại trạm y tế được phép kê toa dù chưa có chứng chỉ hành nghề.
Tuy nhiên, việc kê đơn, bán thuốc Molnupiravir vẫn đang chờ Bộ Y tế hướng dẫn và áp dụng trên cả nước”, bà Mai chia sẻ. Ngoài ra, TP.HCM vẫn còn 36.000 liều Molnupiravir cung cấp cho các trạm y tế, cấp phát miễn phí cho F0 đủ điều kiện và F0 trong nhóm nguy cơ.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã lưu ý, việc sử dụng thuốc Molnupiravir cần phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế. Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, vì việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do nguy cơ về các phản ứng có hại của thuốc. Lưu ý khi sử dụng thuốc Molnupiravir 1. Về chỉ định của thuốc: Molnupiravir được sử dụng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng. 2. Các giới hạn sử dụng thuốc: Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày. Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp. Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng Covid-19. 3. Khuyến cáo và thận trọng khi dùng thuốc: Phụ nữ có thai và cho con bú: Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng. Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng. Trẻ em và thanh thiếu niên: Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn. Nam giới: Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng. (Nguồn: Cục Quản lý dược, Bộ Y tế) |
Ngọc Trang - Giao Linh
Theo khuyến cáo của chuyên gia, để tránh lãng phí, tốn kém, người dân chỉ nên thực hiện việc test nhanh khi có các nguy cơ, triệu chứng mắc Covid-19.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接