Xem video:
Sáng nay 31/8,ụPateMinhChayTìnhhìnhsứckhỏecáccađiềutrịtạiBVBạtrận banh tối nay bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị đang tiếp nhận điều trị nôi trú cho 2 bệnh nhân ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum sau khi dùng sản phẩm Pate Minh Chay. Những người này đang có tình trạng rất nặng.
Các bệnh nhân là cặp vợ chồng cao tuổi (68 -70 tuổi) trú tại Hà Nội. Khai thác bệnh sử, họ đều sử dụng thực phẩm Pate Minh Chaymua trên mạng vào tháng 7. Khi ăn lọ pate thứ nhất thấy bình thường, nhưng đến lọ thứ 2 lại thấy có mùi khác thường.
Sau lần ăn cuối cùng vào khoảng cuối tháng 7, sang đến đầu tháng 8, cả hai bệnh nhân đều có biểu hiện đau họng, khó nuốt, sụt mi, khó nuốt, yếu chân tay, khó thở. Sau đó, họ được đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện lão khoa Trung ương trước khi chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai ngày 18/8.
ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết: “Thời điểm vừa nhập viện, ông T. liệt hoàn toàn các cơ từ đầu đến chân, không thở được, phải phục thuộc vào máy thở. Trong khi đó, người vợ nhẹ hơn, bị liệt toàn bộ các cơ, không thể tự ngồi dậy, ho khạc kém, không thể tự ăn, nguy cơ suy hô hấp”.
Ngay khi xác định bệnh nhân ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum, các bác sĩ đã tiến hành điều trị cấp cứu hồi sức; thực hiện các biện pháp giải độc.
Bệnh nhân nam 70 tuổi đang được cho thở máy |
Bác sĩ Nguyên thông tin, đến nay các bệnh nhân vẫn tiên lượng nặng. Riêng người chồng có thể phải thở máy từ 2 – 10 tháng nữa, trong quá trình thở máy có thể xảy ra biến chứng.
“Các trường hợp ngộ độc botulinum rất hiếm ở nước ta. Đặc điểm của botulinum là rất độc với thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ, liệt kéo dài. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân phải thở máy trung bình nhiều tháng, và mất nhiều tháng tiếp theo để có thể hồi phục” – bác sĩ Nguyên cho hay.
Cũng theo bác sĩ Nguyên, để có thuốc cấp cứu kịp thời cho 2 bệnh nhân nặng, Bệnh viện Bạch Mai đã phải cấp tốc gửi công văn lên Bộ Y tế, đồng thời liên hệ các Trung tâm Chống độc tại Thái lan, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam và Thái Lan.
Bác sĩ Nguyên chia sẻ: “Loại thuốc giải độc botulinum rất hiếm, những loại thuốc như vậy được gọi là “thuốc mồ côi”. Chỉ được lưu giữ ở một số kho dự trữ quốc gia. Bệnh viện, Bộ Y tế, WHO đã phải làm việc rất gấp rút để có thể đưa được 2 lọ thuốc giải độc từ một Trung tâm Chống độc của Thái Lan về Việt Nam trong 10 ngày”.
Được biết, 2 lọ thuốc giải độc mang tên Botulism antitoxin heptavalent, được vận chuyển bằng đường hàng không từ Thái Lan về Việt Nam vào ngày 29/8 và được sử dụng ngay cho 2 bệnh nhân. Giá bán của mỗi lọ thuốc này tại Thái Lan lên đến 8000 USD (khoảng 190 triệu đồng).
2 lọ thuốc giải độc Botulism antitoxin heptavalent được dùng để điều trị cho bệnh nhân |
Ngoài 2 bệnh nhân nặng nói trên, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai còn tiếp nhận 4 bệnh nhân khác tới kiểm tra sau khi sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay. Những người này đều bị yếu mỏi cơ, các chức năng sống ổn định, khó vận động nặng và được chỉ định điều trị ngoại trú.
Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên nhận định, Botunilum là loại độc tố được sản sinh bởi vi khuẩn Clostridium botulinum.
Vi khuẩn này kị khí, có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm đóng hộp, lọ, túi, chai kín. Vi khuẩn Clostridium botulinum sẽ phát triển khi các yếu tố môi trường trong thực phẩm không đủ để kiềm chế chúng, ví dụ như không đủ độ chua (độ pH), không đủ độ mặn,…
Đặc biệt, các loại thực phẩm chế biến tại hộ gia đình, thủ công, vốn thường không được kiểm soát chặt chẽ sẽ có nguy cơ cao nhiễm loại vi khuẩn này.
Nguyễn Liên
Đã có ít nhất 9 bệnh nhân phải nhập viện sau ăn pate Minh Chay với triệu chứng yếu chân tay, khó thở, liệt cơ…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)