Mỗi ngày,ănglợiíchtrongkhámchữabệnhtừchuyểnđổisốlịch thi đấu cúp c3 hôm nay Bệnh viện Bãi Cháy (TP Hạ Long) tiếp nhận khám bệnh cho 1.200-1.800 lượt người và điều trị nội trú cho 1.000-1.200 bệnh nhân.
Để phục vụ hiệu quả công tác chăm sóc, điều trị cho người bệnh, bệnh viện đã tăng cường áp dụng công nghệ, chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh.
Hiện nay, tỷ lệ người bệnh đặt lịch khám trực tuyến tại bệnh viện ngày càng tăng cao, đạt trên 50%.
Khi đặt lịch khám, người bệnh đến khám được cung cấp số thứ tự và đến thẳng phòng khám, không phải qua bất kỳ khoa, phòng nào khác để làm thủ tục.
Điều này giúp người bệnh chủ động hơn trong việc đi khám bệnh, giảm thiểu thời gian chờ đợi và giải quyết tốt tình trạng ùn tắc vào các giờ cao điểm; tăng thời gian tiếp xúc thăm khám, giảm tải áp lực cho nhân viên y tế.
Chị Thiều Thị Nụ (xã Lê Lợi, TP Hạ Long) chia sẻ: Tôi thấy quy trình khám chữa bệnh hiện rất nhanh gọn; từ việc biết rõ giờ khám, đến việc bác sĩ khám bệnh, thanh toán viện phí…
Nhất là việc đặt lịch khám giúp tôi chủ động thời gian, phương tiện đi lại, cũng như sắp xếp công việc. Nhờ vậy việc tái khám, khám sức khỏe định kỳ trở nên đơn giản, thuận tiện, góp phần giúp tôi chăm sóc tốt sức khỏe bản thân.
Ở tuyến huyện, các đơn vị y tế cũng tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số phục vụ người dân. Tại Trung tâm Y tế TX Quảng Yên, đơn vị đã triển khai số hóa nhiều khâu, từ quy trình tiếp đón, phân luồng sử dụng căn cước trong đăng ký khám bệnh; đăng ký khám bệnh qua kiosk thông minh; đặt lịch khám và trả kết quả trực tuyến; thanh toán không dùng tiền mặt… đến liên thông dữ liệu giữa các khoa, phòng, các khâu.
Nhất là việc liên kết các hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, siêu âm, điện tim… Qua đó giúp bệnh nhân chủ động được thời gian, tránh việc quá tải dồn vào một vài thời điểm.
Ông Phạm Văn Thư (phường Cộng Hòa, TX Quảng Yên), cho biết: Mỗi lần đến trung tâm y tế, tôi không còn phải mang nhiều giấy tờ mà chỉ cần mang theo căn cước hoặc điện thoại có cài đặt ứng dụng VNeID là đã có thể đăng ký khám bệnh ngay.
Tất cả thông tin những lần khám bệnh trước đây của tôi cũng được lưu trữ, vì vậy bác sĩ nắm rõ thông tin về bệnh của tôi để việc khám, điều trị chính xác. Đồng thời tôi cũng chủ động theo dõi được thông tin sức khỏe của bản thân.
Đến nay, toàn ngành Y tế Quảng Ninh đã có 18/21 đơn vị khám chữa bệnh ứng dụng thành công bệnh án điện tử/bệnh viện không giấy tờ; 3 đơn vị còn lại đang được thẩm định công nhận.
Như vậy trong năm 2024, 100% đơn vị y tế của tỉnh sẽ thực hiện hoàn toàn bệnh án điện tử thay thế cho bệnh án giấy, vượt mục tiêu đề ra là đến năm 2025.
Bệnh án điện tử được Bộ Y tế đánh giá là cốt lõi và là điểm khởi đầu cho mọi nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Bệnh án điện tử là phiên bản số của hồ sơ bệnh án, được ghi chép, hiển thị và lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
Mọi thông tin quy trình chuyên môn, thực hiện y lệnh, tiền sử, diễn biến điều trị của người bệnh đều được số hóa, dữ liệu tiêu chuẩn, liền mạch, quy trình thực hiện giảm thiểu sử dụng giấy tờ.
Việc triển khai bệnh án điện tử sẽ giúp người bệnh không phải lưu trữ và mang theo tất cả các loại giấy tờ khi đi khám chữa bệnh, giúp các bác sĩ có thể truy cập hồ sơ bệnh án bất kỳ nơi nào với kết nối Internet…
Bên cạnh đó, ngành y tế đang tiếp tục tăng cường số hóa dữ liệu, thông tin y tế. Hiện đã có hơn 1,3 triệu nhân khẩu trên địa bàn tỉnh được quản lý sức khỏe và đồng bộ tích hợp lịch sử khám chữa bệnh với ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” của người dân; 100% dữ liệu khám chữa bệnh tại các đơn vị y tế được liên thông dữ liệu với hồ sơ sức khỏe điện tử.
Sở Y tế tiếp tục phối hợp với các địa phương giám sát, triển khai thí điểm nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa (VTelehealth) của Bộ Y tế; thực hiện kết nối, chia sẻ, làm sạch dữ liệu khám chữa bệnh với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh và thanh quyết toán BHYT của BHXH Việt Nam; đơn thuốc điện tử quốc gia…
Theo Nguyền Hoa(Báo Quảng Ninh)