Ngày 1/7,ộYtếGiườngbệnhtheoyêucầutốiđatriệuđồngmộtđêtỷ lệ kèo trực tiếp Bộ Y tế cho biết đã ban hành Thông tư số 13/2023 quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/8.
Hiện nhóm người tự nguyện đăng ký sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu chiếm 5-10% tại các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, tuyến huyện gần như không có.
Thông tư quy định một số nguyên tắc như tỷ lệ giường bệnh theo yêu cầu không quá 20% so với số giường thực hiện bình quân của năm trước, các chuyên gia, bác sĩ giỏi khám chữa bệnh theo yêu cầu tối đa 30% thời gian làm việc.
Một số mức giá được Thông tư quy định như sau:
Khung giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu (chưa kể các dịch vụ chiếu chụp, chẩn đoán, xét nghiệm và các thủ thuật)
Loại cơ sở khám chữa bệnh | Giá tối thiểu (đồng) | Giá tối đa (đồng) |
Cơ sở khám chữa bệnh hạng 1, hạng đặc biệt | 100.000 | 500.000 |
Các cơ sở khám chữa bệnh khác | 30.500 | 300.000 |
Riêng trường hợp mời nhân lực trong nước, nước ngoài đến khám, tư vấn sức khỏe, đơn vị được thu theo giá thỏa thuận giữa cơ sở khám chữa bệnh và người sử dụng dịch vụ.
Khung giá giường bệnh theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc và các dịch vụ y tế khác)
Loại giường điều trị nội trú | Giá tối thiểu (đồng) | Giá tối đa (đồng) |
1 giường/phòng | 180.000 | 4.000.000 |
2 giường/phòng | 150.000 | 3.000.000 |
3 giường/phòng | 150.000 | 2.400.00 |
4 giường/phòng | 150.000 | 1.000.000 |
Cũng theo Bộ Y tế, người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn thực hiện chi trả theo mức giá quy định tại Thông tư số 13/2018; người không có thẻ BHYT nhưng không đăng ký tự nguyện sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu thì thực hiện chi trả theo mức giá quy định tại Thông tư số 14/2018.
5 nhóm chính sách bảo hiểm y tế dự kiến được điều chỉnhTheo Bộ Y tế, hiện nay có 91 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ 91,1% dân số Việt Nam. Dự thảo mới sẽ có nhiều thay đổi về chính sách chi trả và đối tượng tham gia.