Sáng 24/8,ácgiảsơđồsiêumậtmãchốngđượcmáytínhlượngtửđếnViệkq bong da anh hom nay Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán đã tổ chức khai mạc Trường hè “IACR-VIASM Summer School on Cryptography” năm 2022 với chủ đề về Mật mã.
Trường hè nhằm giới thiệu những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về khoa học mật mã. Khoa học mật mã và an toàn thông tin cũng là một trong năm hướng phát triển trọng điểm về ứng dụng của Toán học được đề ra trong Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030.
Sự kiện thu hút những sinh viên có sự quan tâm đối với mật mã và cả các nhà toán học, nhà nghiên cứu khoa học máy tính đến các vấn đề toán học ứng dụng.
Tại đây, các sinh viên, học sinh, nhà nghiên cứu đã được tiếp cận bài giảng "Nền tảng lý thuyết để phát triển Mật Mã hậu lượng tử" (đảm bảo an toàn ngay cả khi có máy tính lượng tử).
Bài giảng này do GS. Damien Stehlé (hiện là Trưởng khoa Tin học của Trường ĐH ENS Lyon), một trong nhóm tác giả của 2 sơ đồ mật mã hậu lượng tử vừa được Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ chọn làm chuẩn là CRYSTALS-Kyber (mã hoá) và CRYSTALS-Dilithium (chữ ký số). Những sơ đồ của tác giả này được đánh giá sẽ trở nên phổ biến như các hệ mã AES, RSA... trong vòng 10-20 năm tới.
Ông Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán cho hay, bài giảng này có tính chất về mặt kỹ thuật đó là giải thích nền tảng Toán học để hiểu được chuẩn mật mã mà GS. Damien Stehlé cùng nhóm tác giả được tổ chức uy tín là Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ công nhận.
Ngoài ra, tại Trường hè diễn ra đến hết ngày 30/8, các sinh viên, học viên cũng được nghe các bài giảng khác của ông David Pointcheval (Trưởng khoa Tin học của ENS, vừa đạt Médaille d'argent của CNRS năm 2021 dành cho nhà nghiên cứu xuất sắc nhất nước Pháp trong lĩnh vực Tin học), GS Phan Dương Hiệu (GS tại Viện Bách khoa Paris và Trưởng nhóm An ninh mạng - Mật mã tại trường Viễn thông Paris - Télécom Paris) và PGS Ni Triệu (một “sao trẻ” trong lĩnh vực Multi-party computation - đang rất được quan tâm của Mật Mã); Jian Guo (Trưởng nhóm phá mã của ĐH Công nghệ Nanyang-Singapore).
GS Phan Dương Hiệu, Trưởng ban tổ chức Trường hè chia sẻ: “Trường hè không nhắm đến việc cung cấp những kiến thức mang tính trào lưu như công nghệ blockchain mà sẽ gồm các bài giảng mang tính chất nền tảng lý thuyết vững để giúp cho những bạn muốn học/làm về mật mã sẽ có một cách nhìn sâu rộng. Chúng tôi không phủ nhận những công nghệ mới nhưng quan niệm khi có nền tảng vững chắc thì các bạn có thể tăng xác suất thành công trong mọi lựa chọn”.
Không chỉ mang tới những giảng viên và chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực Mật mã, Trường hè còn là nơi giao lưu, trao đổi giữa hơn 70 học viên xuất sắc đến từ 14 nước (Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Đức, Pháp, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Australia, Việt Nam...). Trong đó có hơn 10 nghiên cứu sinh đang làm tại những phòng thí nghiệm tốt nhất của Pháp như ENS, IPP, Paris 7...
Môi trường trao đổi học thuật đa dạng sẽ mang tới những nền tảng kiến thức giúp nhiều bạn trẻ đi theo các hướng nghiên cứu chủ chốt và hiện đại của thế giới.