Bà T.T.L. (63 tuổi,ừdấuhiệuđơngiảnngườiphụnữpháthiệncănbệnhungthưnguyhiểmnhấnhận định arsenal chelsea trú tại Hà Nam) được người nhà đưa lên Bệnh viện K (Hà Nội) khám trong tình trạng ho kéo dài 2 tháng. Bà nghĩ mình bị viêm họng nên tự mua thuốc uống nhưng không đỡ. Tại bệnh viện, sau khi thực hiện các xét nghiệm, chụp phim CT và nội soi phế quản, bà được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tuyến phổi trái.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Kiểm, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện K, cho biết nữ bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn sớm, có khối u nằm ở vị trí phế quản gốc trái lồi vào lòng phế quản. Các bác sĩ đã hội chẩn, nhận định phương án phẫu thuật cho người bệnh để đảm bảo hiệu quả nhất. Vị trí khối u không thể phẫu thuật cắt theo phương pháp thông thường, đòi hỏi phải cắt, nối và tạo hình phế quản bảo tồn thùy phổi.
Ngày 10/9, ê-kíp phẫu thuật Khoa Ngoại lồng ngực đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Kíp mổ quyết định cắt đoạn phế quản gốc dài 1,5cm và nối 2 đầu phế quản được cắt rời, ca mổ được thực hiện trong 3 giờ với sự tập trung và quyết tâm cao nhất.
Mặc dù bệnh ở giai đoạn sớm, nhưng bác sĩ Kiểm cho rằng đây là ca phức tạp cần cắt bỏ và nối lại phế quản đồng thời thực hiện kỹ thuật tạo hình để khôi phục chức năng phế quản. Kỹ thuật này khó nhất trong điều trị ung thư phổi.
Ung thư phổi là bệnh ung thư nguy hiểm nhất hiện nay với tỷ lệ tử vong cao. Nguyên nhân được xác định do các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, khoảng 90% ung thư phổi phát sinh là kết quả của việc sử dụng thuốc lá. Nghiên cứu cho thấy những người không hút thuốc đang sống chung với người hút thuốc lá tăng 24% nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi.
Theo bác sĩ Kiểm, với sự phát triển không ngừng của các kỹ thuật và phương pháp trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi, người bệnh có cơ hội điều trị tốt hơn. Hiện, Bệnh viện K đã ứng dụng rất nhiều phương pháp hiện đại để điều trị và đã đạt được không ít thành công, thắp lên niềm tin, hy vọng cho người bệnh.
Những dấu hiệu điển hình cảnh báo ung thư phổi như:
1. Ho kéo dài lâu ngày, đặc biệt là ho ra máu. Bạn hãy đi khám, chụp X-quang kết hợp với xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân.
2. Đau tức ngực, người bệnh bị đau vùng ngực, lưng hoặc vai, nhất là khi hít thở sâu, ho, cười.
3. Khàn tiếng trên 2 tuần không khỏi có thể do khối u chèn vào dây thần kinh thanh quản làm biến đổi giọng nói người bệnh.
4. Thường xuyên khó thở, khối u có thể làm giảm thể tích thông khí dẫn đến khó thở.
5. Đau mỏi cơ thể khi bệnh phát triển, khối u to hơn chèn ép các cơ quan khiến người bệnh mệt mỏi, giới hạn vận động.
Thói quen của gần 40% số nam giới Việt dẫn tới nguy cơ mắc ung thư phổiGần 40% số nam giới trưởng thành ở Việt Nam vẫn hút thuốc dù biết rõ thói quen này có thể dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư phổi.(责任编辑:Cúp C2)