Đi cấp cứu rồi tử vong vì liên cầu lợn, ca đầu tiên ở Hà Nội năm 2024_ket qua bong da hang nhat
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội ngày 5/8,ĐicấpcứurồitửvongvìliêncầulợncađầutiênởHàNộinăket qua bong da hang nhat người phụ nữ lớn tuổi ở huyện Quốc Oai khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, đau đầu, lơ mơ, được gia đình đưa đến Bệnh viện Quân y 103.
Bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị nội trú, xét nghiệm cấy máu và dịch não tủy, cho kết quả dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis). Bệnh nhân được điều trị tích cực nhưng không qua khỏi, trở thành ca đầu tiên tử vong vì liên cầu lợn.
Như vậy, trong 7 tháng đầu năm 2024, Hà Nội đã ghi nhận 7 trường hợp mắc liên cầu khuẩn lợn, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Cùng kỳ năm ngoái, Hà Nội có 13 ca mắc, 1 ca tử vong.
Một trong số ca mắc là người đàn ông có địa chỉ ở xã Vật Lại (huyện Ba Vì, Hà Nội). Gia đình cho biết trước khi khởi phát bệnh 2 ngày, anh có tham gia giết mổ và ăn thịt lợn ốm. Sau đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau đầu, nôn nhiều, kích thích, được gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai.
Tại đây, bệnh nhân được chọc dịch não tủy và xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis). Sau khi được điều trị và chăm sóc tích cực, tình trạng bệnh nhân ổn định, chuyển về bệnh viện gần nhà tiếp tục điều trị, theo dõi.
Bộ Y tế cho biết liên cầu khuẩn lợnlà bệnh lây truyền từ động vật sang người, chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người. Hầu hết ca bệnh đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh - món ăn nhiều người ưa thích, hoặc các món đồ chưa nấu chín như nem chạo, nem chua…
Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân là ăn thịt lợn nhiễm bệnh nhưng chế biến còn tái sống, tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến thực phẩm.
Bệnh tăng mạnh trong mùa nắng nóng và có thể gây tử vong nếu không có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời. Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, các bác sĩ khuyến cáo người dân:
- Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy phải có phương tiện bảo hộ.
- Không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch, dụng cụ sau khi chế biến thịt lợn sống.
- Khi sốt cao (40-41 độ C) sau khi tiếp xúc với lợn (nhất là lợn ốm hoặc chết), xuất hiện các bất thường ở da nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Người đàn ông tử vong sau khi ăn món quen thuộc mua ở chợMột người đàn ông ở Thanh Hóa đã tử vong do nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn món tiết canh, lòng lợn gia đình mua ngoài chợ về chế biến.相关文章
Quảng Ninh Province confident to strive forward
Quảng Ninh Province confident to strive forwardOctober 24, 2023 - 10:552025-01-19- Q1 – CHƯƠNG 1: AI LÀ NƯƠNG CỦA NGƯƠIEditor: Luna HuangRăng rắc, răng rắc!Đỗ Cửu Ngôn bị giật mình tỉ2025-01-19
Apple tiết lộ chiến lược phát triển dịch vụ TV Plus
Người đứng đầu dịch vụ và phần mềm Internet của Apple nói rằng công ty này sẽ áp dụng một phương châ2025-01-19Ô tô Trung Quốc 2018: Sedan 252 triệu, xe 6 chỗ 525 triệu
Thị trường Trung Quốc vừa tiếp tục đón nhận những mẫu ô tô điện giá rẻ đẹp "long lanh", giá có xe ch2025-01-19Cựu giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức được tòa cho gặp mẹ
Sáng ngày 30/11, phiên xét xử bị cáo Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức) và các đồn2025-01-19Học cách ăn người Nhật, uống ít sữa con vẫn cao lớn
- Người Nhật từng thấp hơn người Việt nhưng sau 10 năm, quốc gia này trở thành hiện tượng phát triển2025-01-19
最新评论