- Cách đây không lâu một vị hiệu trưởng trường đại học khá nổi tiếng đăng tải lên Facebook "Chúc mừng con gái học đại học ở Mỹ". Hình ảnh con gái của vị hiệu trưởng được chụp ở đất nước cờ hoa khiến nhiều người ngưỡng mộ. Dù ông là hiệu trưởng một trường lớn,ácsếpgiáodụccũngduhọcnướcngoàtỷ lệ cược có uy tín ở trong nước, nhưng con ông không lựa chọn học đại học trong nước.
Trong phiên chất vất trước Quốc hội ngày 6/6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, học sinh, sinh viên của Việt Nam ra nước ngoài học tập mỗi năm mất 3 - 4 tỷ USD dưới dạng các chi phí khác nhau. Theo thống kê của Cục Đào tạo nước ngoài (Bộ GD-ĐT), năm 2016 có khoảng 130 nghìn du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài. Trong đó, khoảng 10% đi học bằng tiền ngân sách Nhà nước, học bổng của Chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Du học tự túc chiếm đến 90%. Trong số này không thiếu con các "sếp" đang làm trong ngành giáo dục.
Nguyên hiệu trưởng cho thuê nhà để con du học Hàn Quốc
"Tôi có hai cháu. Một cháu du học ở Mỹ theo học bổng toàn phần. Một cháu du học tự túc ở Hàn Quốc nên gia đình phải "nuôi"" ông H. nguyên hiệu trưởng một trường ĐH lớn ở phía Nam tiết lộ.
Theo ông H. lựa chọn du học nước ngoài là ý kiến cá nhân của con, nhưng đây cũng là mong muốn của gia đình. Con gái đầu của ông H. du học theo học bổng của Chính phủ ở Mỹ. Học xong thạc sĩ, cháu về nước công tác. Con thứ hai, học chuyên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc đang du học ở Hàn Quốc theo diện tự túc.
"Tháng 8 này cháu có thể lấy được cấp độ cao nhất. Tôi có đề cập con có thể học tiếp nếu muốn nhưng rất may cháu nhận định chỉ học ở cấp độ phủ hợp rồi về Việt Nam học tiếp"- ông H. kể.
Theo ông H. lý do con đầu đi du học do giành được học bổng, không đi thì "rất phí", nhưng con thứ hai đi du học do đặc thù ngành học. Một phần, gia đình ông H. muốn con có chỗ học tốt hơn.
"So với nền giáo dục đại học ở các nước khác thì giáo dục ở nước ta không thể bằng được. Chúng tôi muốn cháu được học ở chỗ tốt. Ra nước ngoài học, cơ hội việc làm cũng tốt hơn. Trước hết, cháu được học được ngôn ngữ, sau đó là cơ hội việc làm và trưởng thành hơn" - ông H. nhìn nhận. Để con du học tự túc ở Hàn Quốc, kinh phí gia đình ông H. bỏ ra cũng không nhỏ.
"Mỗi tháng phí ăn ở Hàn Quốc không dưới 1.000 USD/tháng. Học phí và các phí khác ở các nước phát triển thì không dưới 50.000USD/năm. May mắn chúng tôi dư một căn nhà đem cho thuê nên đủ cho cháu đi học" - ông H. tiết lộ.
Có nhiều năm kinh nghiệm lãnh đạo trường đại học, ông H. cho rằng, chỉ 5% sinh viên học trong nước thực sự giỏi có cơ hội bứt phá sau khi tốt nghiệp. 95% sinh viên còn lại không thực sự xuất sắc gặp khó kiếm việc khi ra trường. Vì vậy cho con du học nước ngoài là một cách tốt nếu gia đình có điều kiện.
"Khi còn làm hiệu trưởng tôi từng nghĩ chỉ cần nhập khẩu chương trình sẽ hạn chế được học sinh du học nước ngoài. Nhưng chúng tôi đã vì không đơn giản là nhập khẩu chương trình mà đi kèm là người dạy, cơ sở vật chất và nhiều thứ khác. Với chương trình quốc tế, chúng tôi có thể lên mạng lấy về nhưng giảng viên không thể dạy được, thậm chí không điều kiện để giảng dạy. Vì vậy du học là giải pháp tốt- ông H. khuyên.
Con sếp du học ở Mỹ
Con nhiều lãnh đạo các trường ĐH tại TP.HCM đang du học ở những nước phát triển. Ông D. hiệu trưởng đương nhiệm một trường ĐH nổi tiếng TP.HCM cho biết có hai con đang đang du học ở Mỹ. "Cháu du học học rất giỏi, giành được học bổng toàn phần"- ông D. nói.
Ông D. cho biết, con ông giành được học bổng từ khi học cấp 3 ở trường chuyên. "Tôi nghĩ việc kiếm học bổng hiện nay cũng khó khăn lắm. Đặc biệt học sinh trường chuyên hiện nay tìm kiếm học bổng như phong trào. Vào đây các em có cơ hội tiếp cận với cộng đồng du học ở nước ngoài nên tự apply học bổng"- ông D. cho biết.
"Lúc làm Sở tôi có tham gia chương trình 300 thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy. Nhiều người gợi ý cho một cháu đi học ở nước ngoài nhưng hai cháu nhà tôi đã có định huớng riêng. Hơn nữa các cháu tự xác định rằng cha mẹ nhà giáo, kinh tế không quá dư giả nên học ở trong nước. Rất vui, bây giờ các con tôi đều có trình độ thạc sĩ trở lên và làm việc rất tốt"- ông Nguyễn Văn Ngai, Nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM.
|
Theo ông D. cả hai con ông đều giành học bổng toàn phần nên gia đình không phải hỗ trợ thêm kinh phí. "Ngoài đi học, cháu còn trợ giảng ở trường đại học nên có thêm thu nhập. Đây là lý do nhiều học sinh hiện nay đều muốn ra nước ngoài du học"- ông D. khẳng định.
Ông S. nguyên hiệu trưởng Trường ĐH K. cũng cho biết con ông du học ở Mỹ vì giành được học bổng toàn phần. "Ngoài đi học cháu cũng đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Hàng năm chúng tôi chỉ cung cấp tiền đi lại để về thăm gia đình nhưng số này không nhiều" - ông S cho hay.
Nguyên một vị từng làm ở Bộ GD-ĐT cho biết, con các sếp giáo dục đa số đi du học. Một phần có thể con các sếp học giỏi và xin được học bổng nhưng mặt khác họ là những gia đình có điều kiện vì vậy việc cho con đi du học là đương nhiên.
"Tôi nghĩ rằng, trong tư duy cá nhân dù là người dân hay "sếp" ai cũng nghĩ việc cho con ra nước ngoài học rất tốt. Vì việc du học tạo ra cơ hội rất lớn, đặc biệt là tiếng Anh- đây là công cụ để sử dụng suốt đời. Nếu tôi có điều kiện tôi cũng cho con đi học nước ngoài" - ông này nói.
Lê Huyền
“Có nhiều lý do khiến em chọn đi du học. Đầu tiên, động lực của em là khi nhìn thấy các anh chị đi trước đi du học về rất có “khí chất”, có công việc tốt, mở ra nhiều cơ hội. Nhưng bây giờ em nghĩ rằng, cần đi để mở mang tầm mắt, nhất là đến một quốc gia cởi mở và công bằng với tất cả mọi người như nước Mỹ. Em tin, đại học Mỹ không chỉ cung cấp những kiến thức tốt mà còn dạy cách tư duy khác biệt. Nguyễn Thảo
|
Thị trường du học trong những năm gần đây trở nên đa dạng và sôi động hơn với sự tham gia của các gia đình trung lưu sẵn sàng chi trả học phí đắt đỏ để con cái có một môi trường giáo dục khác biệt.
(责任编辑:Cúp C2)