Cây sanh cổ thụ có tuổi đời hơn 800 năm và có đến 54 gốc đại thụ,âysanhhơnnămtuổiởHòaBìborneo – bali united pusam được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Tọa lạc tại cánh đồng rộng lớn thuộc xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn (Hòa Bình), cây sanh cổ thụ trên 800 năm tuổi có tổng chu vi gốc lớn nhất và cũng là cây đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Theo người dân xóm Liên Hòa (Hợp Hòa) cho biết, trước kia cây sanh có khoảng hơn 100 gốc đại thụ, tán lá um tùm che kín hai bên đường. Theo thời gian và cũng do người dân chặt gốc để mở rộng đất làm canh tác nên hiện nay cây "ma làng" chỉ còn 54 gốc đại thụ.
Còn vì sao lại gọi là cây "ma làng" thì người dân nơi đây cho biết: Từ thời xa xưa, các cụ đã đặt biệt danh cho cây này như vậy, rồi truyền tai nhau cho con cháu nghe. Trải qua nhiều cuộc kháng chiến khốc liệt, cây sanh vẫn đứng hiên ngang, vững chãi, sinh trưởng tốt và tỏa bóng mát cho dân làng. Vì vậy, chỉ cần nhắc đến tên cây "ma làng" là người dân quanh vùng đều biết.
Cây sanh có tuổi đời vào khoảng 800 năm theo khảo nghiệm, phân tích của Viện khoa học bảo vệ môi trường thiên nhiên Việt Nam.
Ngày 25/5/2012, chính quyền và nhân dân xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã vinh dự được đón nhận Bằng công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam cho cây sanh 800 năm tuổi ở xóm Liên Hòa.
Chia sẻ với phóng viên, ông Hoàng Văn Luyện, Trưởng xóm Liên Hòa cho biết, vào thời chiến, gốc cây sanh là nơi tránh bom đạn của tất cả người dân xã Hợp Hòa. "Nghe các cụ kể lại rằng, thời kỳ giặc Pháp xâm lược, chúng càn quét làng mạc, đốt nhà, đốt cây ở khu vực ngoài nhưng đến đầu làng có cây sanh thì lại quay về. Cây như vị thần hộ mệnh đánh đuổi giặc, bảo vệ sự bình yên cho làng".
"Hiện tại, việc bảo vệ cây sanh được thực hiện rất tốt, từ các cháu nhỏ khi thấy người có biểu hiện xâm phạm cây đều đến báo ngay với trưởng thôn, nhất là thời điểm sau khi cây được công nhận là cây di sản Việt Nam", ông Luyện chia sẻ thêm.
Trải qua thời gian, thân cây sần sùi và là môi trường sinh sống của nhiều loại cây dây leo.
Theo các vị cao niên trong làng, trước đây cây chỉ có 1 gốc, tuy nhiên sau hàng trăm năm, những dây leo từ trên cao buông xuống đất tạo thành một khối các rễ mới, phát triển như các gốc đại thụ.
Được biết, địa điểm cây sanh còn được nhiều đạo diễn chọn làm bối cảnh quay phim điện ảnh về làng quê Việt Nam như: Ma làng; Đàn trời; Ma làng 10 năm sau...
Theo Dân Trí
Cây xoài "thần kỳ" của cụ ông 80 tuổi thu hút sự chú ý của mọi người với 300 giống quả khác nhau trên cùng một cây.
(责任编辑:World Cup)