Một số người bị lừa tiền trong tài khoản có thể bắt nguồn từ lòng tham,ôitựtaydângtriệuđồng chokẻ lừađảođộilốtcônhận định bóng đá chuyên gia nhưng tôi mong mọi người đừng chủ quan, và cho rằng chỉ có người tham, thiếu cảnh giác, thiếu hiểu biết mới bị lừa. Vì thực sự là thủ đoạn của bọn lừa đảo ngày càng tinh vi, cộng với việc thông tin cá nhân bị rò rỉ, nên chúng có rất nhiều kịch bản có thể soạn ra để giăng bẫy nạn nhân.
Một khi kịch bản quá khớp với trường hợp của mình, chỉ cần một chút chủ quan của bản thân là bạn có thể sập bẫy lừa đảo ngay. Khi đó, dù bạn nhận ra thì phản ứng cũng không kịp nữa.
Như tôi cũng vừa bị mất gần 200 triệu đồng trong tài khoản thấu chi hôm 28/6 vừa rồi. Bản thân tôi khá rành về sử dụng điện thoại di động, cũng nghe khá nhiều về các vụ lừa đảo (nghe nhiều nhưng cứ nghĩ là chuyện của người ta, chỉ mới biết chứ không tìm hiểu kỹ về các thủ đoạn lừa đảo) nhưng vẫn bị dính bẫy lừa.
Cách đây hai tháng, tôi đi lên cơ quan công an làm chứng giấy làm passport cho con. Tuy nhiên, hồ sơ của tôi không được duyệt vì hết hạn tạm trú lâu rồi. Họ yêu cầu tôi về sớm đăng ký lại tạm trú vì để như vậy là đang trái quy định. Về nhà, tôi lên trang web dịch vụ công để làm tạm trú nhưng không thành công rồi quên bẵng tới giờ.
Một buổi trưa cuối tháng sáu, có một người lạ gọi điện đến số của tôi, thông báo lên cơ quan Công an để xác nhận thông tin cư trú. Khấp khởi mừng thầm trong bụng vì đúng thứ mình cần nên tôi chẳng mảy may nghi ngờ. Tôi hẹn sáng hôm sau (thứ bảy) sẽ lên trụ sở làm việc, nhưng người ở đầu dây bên kia nói cuối tuần phải gọi hẹn trước với cán bộ làm trực tiếp. Rồi người đó cho tôi số của một "cán bộ" trực nào đó.
>> 'Công an' yêu cầu chuyển khoản 4 tỷ đồng
Tôi gọi điện theo số điện thoại được cho và hẹn lịch làm việc xong xuôi. Trước khi cup máy, tôi hỏi người kia liệu mình có thể lên cổng dịch vụ công trực tuyến để làm hồ sơ trước được không? Người kia nói được và hướng dẫn sơ sơ thao tác cho tôi tự làm. Chúng rất giỏi thao túng tâm lý, dẫn tôi đi từng bước vào cái bẫy giăng sẵn mà tôi luôn có cảm giác an tâm như thể mình tự đi.
Vì tin vào kẻ lừa đảo, tôi cài ứng dụng dịch vụ công trên CH play của điện thoại Android, tự mình gỡ bỏ bảo mật của điện thoại trong vô thức. Sau khi dụ tôi cài đặt phần mềm theo yêu cầu, chúng tìm cách câu giờ thêm vài phút nữa. Đến đây, tôi bắt đầu nảy sinh mình nghi ngờ, và nhận ra điều bất thường. Tiếc rằng, mọi thứ đã quá muộn và tôi không làm được gì nữa.
Khi ứng dụng chạy được vài phút, tôi phát hiện ra ngay và tìm cách vô hiệu hóa điện thoại, cũng như gọi tổng đài để nhờ can thiện nhưng vẫn không kịp. Kết quả là tiền bị kẻ gian chuyển đi ngay trước khi tổng đài khóa tài khoản khoảng hai phút.
Rất mong mọi người đọc bài viết trên để hiểu và đưa ra biện pháp an toàn tối đa cho tài khoản của mình nếu bị hack, để thiệt hại là nhỏ nhất. Kinh nghiệm xử lý từ bản thân tôi là nếu bị mất quyền kiểm soát điện thoại, thì việc cần làm ngay là mượn điện thoại khác để gọi tổng đài ngân hàng nhờ khóa tài khoản chứ đừng mất thêm thời gian vô hiệu hóa điện thoại (tắt nguồn, rút sim).