Theốcmạnhtayvớicáccôngtrìnhvớikiếntrụcdịhợkq mexico ligao trang tin SCMP, do trải qua quá trình đô thị hóa quá nhanh trong 40 năm qua, nhiều dự án xây dựng tại Trung Quốc đang trở nên "chướng mắt". Trong số này, có thể kể đến cấu trúc hình “chiếc quần khổng lồ” của trụ sở Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tại Bắc Kinh, hay công trình có một nửa giống với Thiên Đàn, một nửa lại giống với kiến trúc trụ sở Quốc hội Mỹ ở gần tỉnh Hà Bắc.
Cho nên, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đầu tuần này đã ban hành một chỉ thị, cho biết “việc xây dựng các công trình kiến trúc xấu xí nên bị nghiêm cấm”, dù không nêu rõ những tiêu chí để đánh giá một công trình là đẹp hay xấu. Văn bản này cũng yêu cầu chính quyền các địa phương nên đảm bảo các công trình phải “phù hợp, kinh tế, xanh và dễ nhìn”.
Trụ sở Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh. Ảnh: SOPA |
Chỉ thị trên, được xem là một bản tóm tắt các mục tiêu trong quá trình đô thị hóa của Trung Quốc trong năm nay, còn cho biết việc xây dựng các tòa nhà chọc trời cao hơn 500m nên được “hạn chế nghiêm ngặt”. Hiện tại, thế giới có tổng cộng 7 tòa nhà chọc trời cao trên 500m, và Trung Quốc vinh dự góp mặt 5 trong số đó.
Dù quan điểm thẩm mỹ đối với từng kiến trúc vẫn mang tính chủ quan, nhiều chuyên gia Trung Quốc đồng ý rằng nỗi ám ảnh về tăng trưởng kinh tế của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đã khuyến khích nhiều nhà phát triển theo đuổi những dự án mang tính thu hút sự chú ý hơn là có giá trị về mặt thẩm mỹ.
Han Tao, giáo sư thiết kế kiến trúc tại Học viện Mỹ thuật Trung ương Trung Quốc, cho biết những công trình này mang đến những “cảm giác thô tục”, được sao chép hoặc chắp vá lại với nhau từ những thiết kế cũ, hoặc không phù hợp với môi trường xung quanh.
Công trình có một nửa cấu trúc Thiên Đàn, một nửa hình trụ trở Quốc hội Mỹ. Ảnh: Reuters |
Những công trình như vậy phổ biến tại Trung Quốc nhiều đến nỗi một trang web chuyên về kiến trúc, mang tên Archcy.com, đã đưa ra bảng xếp hạng "10 tòa nhà xấu nhất" trong 11 năm qua. Các công trình được lựa chọn thông qua một cuộc thăm dò trực tuyến và cuối cùng được quyết định bởi một nhóm chuyên gia làm giám khảo, trong đó có giáo sư Han.
Công trình giành chiến thắng trong năm 2020 là Nhà hát lớn Sunac 2.000 chỗ ngồi ở phía nam thành phố Quảng Châu. Đây là một dinh thự dạng xoáy được bao phủ bởi màu đỏ truyền thống, cùng các họa tiết hình mây và phượng hoàng mạ vàng. Ban hội thẩm cho hay kiến trúc của nhà hát này quá “xa vời”, “dị hợm” và là “sự ghép nối ngẫu nhiên của các yếu tố Trung Quốc”.
Nhà hát lớn Sunac ở thành phố Quảng Châu. Ảnh: Archy |
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã mạnh tay xử lý những công trình kiến trúc “quá khổ" và "kỳ quái”.
Zhang Shangwu, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kiến trúc và Quy hoạch Đô thị của Đại học Đồng Tế, cho hay lối kiến trúc thiên về sự hoành tráng của Trung Quốc là hậu quả từ việc muốn gây chú ý và thể hiện đà phát triển của xã hội.
Tượng Quan Vũ trên đỉnh một bảo tàng tại Kinh Châu. Ảnh: Imgur |
“Chúng ta đang ở trong giai đoạn mà mọi người quá sốt sắng và lo nghĩ đến việc tạo ra thứ gì đó thực sự có thể đi vào lịch sử“, ông Zhang nhận định. "Mỗi tòa nhà đều hướng tới mục tiêu trở thành một cột mốc, và các nhà phát triển cũng như những nhà quy hoạch thành phố lại đang cố gắng đạt được mục tiêu này bằng những cách thức quá mới mẻ và kỳ lạ”.
Còn theo giáo sư Han Tao, mỗi loại hình kiến trúc thì không nên có sự đồng nhất, dù Trung Quốc đang suy nghĩ lại về cách các thành phố của họ có vẻ ngoài như thế nào.
“Văn hóa đương đại rất đa dạng và không nên chỉ có một tiếng nói duy nhất,” ông Han cho biết. Vị giáo sư cũng đồng thời kêu gọi các cơ quan chức năng nên bảo tồn các không gian để công chúng có thể đánh giá vẻ đẹp và những thử nghiệm của các kiến trúc sư.
Việt Anh
Một số nhà quan sát tin Trung Quốc đang áp dụng một chiến lược cũ ở Biển Đông, vốn từng qua mặt được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama để thử thách tân lãnh đạo Nhà Trắng Joe Biden.