Những ngày cận Tết Nguyên đán,ợchồngbiếnmđấtcằnthànhkhuđồihoagiấyđẹpnhưmơởLâmĐồlich thi dau ha lan dù công việc kinh doanh rất bận rộn, chị Hải Yến vẫn quyết định rủ ông xã "trốn khách" để về "homestay giữa đồi hoa giấy". Đây là không gian nghỉ dưỡng do anh chị tự thực hiện tại quê nhà ở thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng).
"Càng cận Tết, công việc tại cửa hàng của mình càng nhiều, hai vợ chồng làm tối mắt tối mũi, lo đủ việc. Gần đây, mình cảm thấy căng thẳng. Mình quyết định rủ chồng "bỏ phố về quê", trước là thăm gia đình, sau là nghỉ dưỡng một, hai ngày trong chính ngôi nhà vườn của hai vợ chồng", chị Yến tâm sự.
Chị Đào Thị Hải Yến (Yến Magui, 34 tuổi) lớn lên ở thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Sau này, chị rời quê đi lập nghiệp. Hiện, hai vợ chồng làm chủ chuỗi 4 cửa hàng trà sữa, bánh ngọt có tiếng ở Bình Dương. Công việc kinh doanh ngày càng phát triển nhưng cũng vì thế, chị thường xuyên cảm thấy áp lực, mệt mỏi.
"Mỗi lần như thế, điều mình mong mỏi nhất là được trở về với cha mẹ, hít hà không khí trong lành của mảnh đất cao nguyên quê hương", chị Yến chia sẻ.
Ba năm trước khi điều kiện kinh tế cho phép, vợ chồng chị Yến quyết định tìm mua một mảnh đồi 5.500m2 ở Madagui để xây nhà, làm vườn, tạo nên không gian nghỉ dưỡng cho gia đình vào dịp cuối tuần, lễ, Tết. Khu nhà vườn này cách nơi anh chị đang sinh sống chỉ khoảng 3 tiếng lái xe. Từ khi nhà vườn hoàn thiện, cứ có thời gian rảnh, anh chị lại đưa hai cô con gái về quê.
Khi mua được mảnh đồi ưng ý, ông xã chị Yến "tậu" ngay 2.000 cây giống hoa giấy từ miền Tây mang về Madagui. Đây là loài hoa chị Yến đặc biệt yêu thích. "Trước đây khi đi du lịch, cứ thấy ở đâu có hoa giấy là mình thích lắm, chụp cả chục tấm ảnh làm kỉ niệm. Ông xã hiểu ý vợ nên muốn biến khu đồi thành đồi hoa giấy rực rỡ", chị Yến hạnh phúc chia sẻ.
Thế nhưng trước khi có đồi hoa giấy đẹp như hiện tại, vợ chồng chị Yến từng thất bại nhiều lần. Đất đồi phần lớn là sỏi đá, vợ chồng chị Yến lại thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên 2000 cây giống "càng trồng càng còi cọc", chờ mòn mỏi không thấy ra lá, ra hoa. Chị Yến tiếc ngẩn ngơ.
"Hai vợ chồng thấy cứ trồng mà thiếu kiến thức thì không hiệu quả. Mình vào các hội nhóm trồng hoa giấy, tham khảo mọi người cách trồng hoa không hóa chất, mạnh dạn hỏi kinh nghiệm các gia đình khác để áp dụng vào vườn nhà", chị Yến chia sẻ. Hàng tuần, anh chị sắp xếp từ Bình Dương về quê thăm vườn, cải tạo đất... Hàng ngày, bố mẹ chị Yến hỗ trợ các con chăm sóc.
Sau một thời gian chăm bón của gia đình, những cây giống hoa giấy bắt đầu phát triển tốt dần. "Khi hoa giấy đã thích nghi được môi trường, phát triển khỏe mạnh thì việc chăm sóc không quá cầu kì. Năm qua mình lắp thêm hệ thống tưới tự động để ông bà chăm sóc đỡ vất vả hơn", chị Yến chia sẻ.
Về "homestay giữa đồi hoa giấy", chị Yến thường dậy rất sớm, thảnh thơi ra trước hiên nhà nhâm nhi cà phê, ngắm sương mờ giăng kín khu vườn, hít hà không khí trong lành, se se lạnh... "Mọi ưu phiền, mệt mỏi trong công việc dường như tan biến hết", chị chia sẻ.
Theo Dân Trí
Ngoài các loài hoa đủ 4 mùa, chị Anna trồng rau trong vườn để phục vụ bữa ăn hàng ngày. Đây cũng là nơi gắn kết gia đình chị trong dịch.